Điều chỉnh tạm thời chế độ vận hành các hồ chứa
Môi trường Thứ ba, 17/05/2022 - 15:03 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sẽ tiếp tục rà soát việc quản lý vận hành hồ chứa thủy điện EVN đã thực hiện bài bản công tác vận hành hồ chứa thuỷ điện |
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tạm thời (từ nay đến hết tháng 10/2022) chế độ vận hành các hồ chứa lớn, quan trọng (trong điều kiện bình thường) theo hướng tiết kiệm nguồn nước, linh hoạt.
![]() |
Cho phép điều chỉnh tạm thời chế độ vận hành các hồ chứa lớn |
Cụ thể, đối với khu vực miền Bắc (trên lưu vực sông Hồng), cho phép hồ thủy điện Hòa Bình vận hành linh hoạt, ngừng huy động (phát điện) trong những chu kỳ thấp điểm của phụ tải (từ 21 giờ đến 6 sáng hàng ngày và ngày Chủ nhật), tập trung phát điện chạy máy cao vào các giờ ban ngày để cấp nước cho nhân dân (đặc biệt là cấp nước cho Nhà máy nước sạch sông Đà) cũng như hệ thống điện.
Đối với khu vực miền Trung và miền Nam, cho phép các hồ thủy điện vận hành đáp ứng lưu lượng và thời gian chạy máy theo hướng linh hoạt, không vận hành phát điện vào các giờ huy động điện mặt trời cao (từ 9 giờ sáng đến 14 giờ chiều), huy động vận hành các hồ phát điện trong những khoảng thời gian còn lại trong ngày để bảo đảm cấp nước hạ du và nhu cầu hệ thống điện.
Trong dịp lễ, cuối tuần, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, yêu cầu của từng địa phương, hiện trạng nguồn nước trên lưu vực và từng hồ chứa, có thể giảm trữ lượng cấp nước nhưng tối đa không quá 50%.
Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện bảo đảm hài hòa giữa việc đáp ứng an ninh năng lượng và cấp nước cho hoạt động sản xuất và dân sinh ở hạ du.
Đối với Bộ Công Thương: Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và cơ quan chức năng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan thống nhất phương án điều chỉnh việc vận hành của từng hồ chứa trong 11 quy trình vận hành liên hồ theo hướng linh hoạt, vừa đảm bảo cấp nước hạ du vừa không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt từng địa phương.
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức theo dõi, giám sát việc vận hành các hồ chứa và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. Trong thời gian tới, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện rà soát, điều chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa trên những lưu vực sông theo hướng linh hoạt, nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển nguồn năng lượng tái tạo, hài hòa giữa yêu cầu đáp ứng hệ thống điện vừa bảo đảm yêu cầu phòng chống lũ và cấp nước cho hạ du các lưu vực sông.
Với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc, cơ quan liên quan trong phạm vi cấp tỉnh quản lý lập kế hoạch sử dụng nước phù hợp với phương án vận hành linh hoạt của các hồ chứa phía thượng lưu; chỉ đạo đơn vị quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh quản lý thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, kế hoạch vận hành xả nước của hồ chứa; đồng thời cải tạo, nâng cấp, bổ sung công trình để chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức lấy nước phù hợp với thực trạng nguồn nước trong thời gian tới.
Đối với các đơn vị quản lý vận hành hồ: Trên cơ sở điều chỉnh kế hoạch vận hành hồ chứa của Bộ Công Thương, lập kế hoạch vận hành điều tiết nước cho phù hợp, giảm thiểu tối đa tác động đến nguồn nước và việc khai thác, sử dụng nước ở hạ du, đặc biệt là các công trình cấp nước sinh hoạt.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, các hồ chứa trên 11 lưu vực sông đang vận hành trong thời kỳ mùa cạn. Về cơ bản, phần lớn mực nước các hồ chứa lớn đều đang cao hơn mực nước tối thiểu quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa. Tổng dung tích các hồ có thể điều tiết cấp nước đến cuối mùa cạn năm 2022 khoảng 23,8 tỷ m3, trong đó, riêng các hồ khu vực miền Bắc (lưu vực sông Hồng) 13,8 tỷ m3.
Tuy nhiên, theo dự báo khí tượng thủy văn, trong các tháng còn lại của mùa cạn năm 2022, về tổng thể, lượng mưa cũng như lượng dòng chảy ở các lưu vực sông thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10 - 40% tùy từng vùng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vụ đổ trộm đất đá thải mỏ: Chính quyền Đông Triều buộc doanh nghiệp phải khắc phục

Hà Nội dự kiến dành gần 53.318 tỷ đồng cho các dự án chống ngập và xử lý nước thải

Formosa Hà Tĩnh được đề nghị dừng cơ chế giám sát liên tục

Cơn bão số 1 cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km, Bắc Bộ cảnh báo mưa lớn

Bão số 1 có sức gió giật lên tới cấp 12
Tin cùng chuyên mục

Nam Định nhân rộng mô hình thu gom rác thải trên sông

Vật liệu nhãn dán đầu tiên trên thế giới được chứng nhận giúp giảm ô nhiễm nhựa đại dương

Tỉnh Quảng Ninh: Tìm cách tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải

Tạo vòng đời mới cho rác thải nhựa

Mua sắm công xanh: Thiếu hành lang pháp lý

Tin tức mới nhất về cơn bão số 1 có tên quốc tế là CHABA

“Tổ quốc bên bờ sóng” 2022: Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Thời tiết ngày 29/6: Vùng núi Bắc Bộ cảnh báo mưa giông, sạt lở

Cầu truyền hình trực tiếp “Khát vọng Đại dương xanh”

Hai khách sạn đầu tiên tại Việt Nam ra mắt chương trình tái chế nhựa PlasticShreds

Thời tiết ngày 28/6: Bắc Bộ nắng nóng đỉnh điểm, vùng áp thấp sắp vào Biển Đông

Manulife Việt Nam cùng khách hàng trồng rừng vì tương lai bền vững

Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn: Chưa có phương án khả thi

Xử lý rác thải sinh hoạt tại Hà Nội: Ưu tiên cho công nghệ và hạ tầng

Ra mắt trung tâm kết nối, đổi mới sáng tạo, giảm thiểu rác thải nhựa

Sử dụng bao bì thân thiện với môi trường: Thay đổi từ nhận thức đến hành động

Hơn 3.600 học sinh trên cả nước hưởng ứng cuộc thi “Vui vẽ tranh, góp rừng xanh”

Phát triển kinh tế xanh và vai trò của báo chí

Hà Nội ngập trong rác thải: Chuyên gia "hiến kế" để dân bớt khổ, chính quyền bớt đau đầu
