Điện sáng vùng đồng bào Khmer

Mặc dù còn nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) khẳng định vẫn tiếp tục thực hiện nhiều dự án trọng điểm, trong đó có việc cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, chủ yếu là đồng bào Khmer khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Điện sáng vùng đồng bào Khmer
Nhiều phum sóc đồng bào Khmer đã được “phủ” điện

Những nỗ lực đáng ghi nhận

Ông Nguyễn Văn Hợp, Tổng giám đốc EVN SPC cho biết, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, bên cạnh việc đầu tư xây dựng lưới điện ở địa bàn 21 tỉnh/thành phía Nam, đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN SPC cũng đã dành hàng nghìn tỷ đồng để đầu tư cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer tại nhiều địa phương. Trong đó, phải kể đến dự án “Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, chủ yếu là đồng bào Khmer” tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang. Đặc biệt, tất cả các hộ dân nằm trong vùng dự án không phải đóng một khoản chi phí nào, từ đường điện vào nhà đến điện kế, kể cả hệ thống chiếu sáng sinh hoạt sau công tơ cho mỗi hộ.

Sau một thời gian nỗ lực triển khai theo từng giai đoạn, đến nay hầu hết hộ dân đồng bào Khmer đã được sử dụng điện. Đơn cử như tại Trà Vinh, ngành điện đã đầu tư trên 437 tỷ đồng để cấp điện cho gần 35.000 hộ. Còn tại Sóc Trăng, với tổng vốn đầu tư khoảng 305,4 tỷ đồng; cũng đã cấp điện cho 20.192 hộ dân. Điều này không chỉ giúp nâng tỷ lệ số hộ dân có điện lưới quốc gia, giúp đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần tích cực hoàn thành chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Nếu năm 1995, tỷ lệ hộ dân có điện trên địa bàn quản lý của đơn vị là 37,1% thì đến hết năm 2015, tỷ lệ này đã đạt 98,5% (tăng 61,4%), trong đó tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện là 97,92% tăng 73,1%. Số xã đạt tiêu chí số 4 về điện đạt gần 70% (1.339/1.946 xã).

Tiếp tục ưu tiên đầu tư

Theo ông Nguyễn Văn Hợp, mặc dù hầu hết các khu vực chưa có điện trên địa bàn EVN SPC quản lý đều ở khu vực vùng sâu, vùng xa, có mật độ dân cư thưa thớt, sống không tập trung theo quy hoạch và chưa có đường giao thông chính, nên việc đầu tư xây dựng lưới điện gặp rất nhiều khó khăn, giá thành đầu tư tăng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến 2020, tổng công ty sẽ tiếp tục ưu tiên vốn cho nhiều dự án trọng điểm tại 21 tỉnh thành phố, trong đó có dự án cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện, hộ đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long; các dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo Quyết định số 2081 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; 12 dự án thành phần cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia; dự án có lồng ghép đầu tư cấp điện các trạm bơm quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và dự án cấp điện lưới quốc gia cho các đảo gần bờ.

Theo kế hoạch, trong năm 2016, EVN SPC sẽ phối hợp với các địa phương thực hiện đầu tư để có thêm 141 xã đạt tiêu chí số 4 về điện với tổng mức đầu tư 298,705 tỷ đồng. Hiện tại, EVN SPC đã cân đối được 39.464 tỷ đồng từ các nguồn vay ODA và ngân sách Nhà nước còn thiếu 22.611 tỷ đồng.

Để dự án 2081 có thể triển khai thực hiện sớm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nông thôn, cũng như tiêu chí số 4 về điện nông thôn mới, EVN SPC đã đề nghị UBND các tỉnh, thành và Sở Công Thương kiến nghị trung ương xem xét bố trí vốn ngân sách Nhà nước cho dự án. Đồng thời, EVN SPC cũng mong rằng các địa phương, đồng bào các dân tộc vùng dự án sẽ tiếp tục ủng hộ ngành điện trong công tác giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng để sớm hiện thực hóa ước mơ có điện từ bao đời nay, phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.

Tin cùng chuyên mục

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng… phụ nữ Cơ Tu tại tỉnh Quảng Nam, Huế dần tận dụng mạng xã hội thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông đặc sản miền núi hiệu quả.
Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Những năm gần đây, cây mía không chỉ là cây trồng chủ lực mà còn trở thành “cây hái ra tiền” giúp nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đổi đời.
Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Quảng bá để tăng hiệu quả tiêu thụ là giải pháp Đắk Lắk triển khai nhằm nâng cao giá trị cho nông sản của bà con vùng dân tộc thiểu số địa phương.
Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Là tinh hoa của núi rừng, hương hồi Bình Liêu từ chợ vùng cao đã vươn xa lên nhiều kệ hàng thành phố, đến với người tiêu dùng cả nước.
Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Là tỉnh miền núi phía Bắc với hơn 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Yên Bái đã không ngừng nỗ lực trong việc hỗ trợ bà con sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Tự hào với những vùng chè cổ thụ trăm năm tuổi, chè Shanam từ Tà Xùa mang những điểm đặc biệt, kết tụ tinh hoa từ thiên nhiên và bàn tay đồng bào Mông Sơn La.
Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Du lịch cộng đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá mà còn là kênh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa vùng dân tộc thiểu số bền vững.
Mobile VerionPhiên bản di động