Điện hạt nhân được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt nào?

Nghị quyết đã quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các dự án thành phần.
Chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận phù hợp với thực tiễn Yên tâm khi điện hạt nhân được IAEA giám sát Chặng đường thần tốc mang tính lịch sử khởi động lại điện hạt nhân

Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn

Sáng 19/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 96,03% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Nghị quyết này quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt để đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, gồm nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 và các dự án thành phần và một số cơ chế, chính sách đặc biệt áp dụng cho tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án.

Đối tượng áp dụng gồm: Cơ quan nhà nước, tỉnh Ninh Thuận; chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Đáng chú ý, tại Điều 3. Các cơ chế, chính sách đặc biệt của Nghị quyết nêu rõ: Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây: Triển khai đồng thời việc đàm phán với đối tác đã ký kết điều ước quốc tế hoặc với các đối tác khác để ký kết điều ước quốc tế về hợp tác xây dựng, cấp tín dụng cho thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, song song với quá trình phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư.

Về lựa chọn nhà đầu tư và nhà thầu, Thủ tướng Chính phủ giao chủ đầu tư thực hiện các dự án; áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với gói thầu chìa khóa trao tay xây dựng nhà máy chính với nhà thầu trong điều ước quốc tế.

Phạm vi công việc của hợp đồng chìa khóa trao tay bao gồm các công việc theo quy định pháp luật xây dựng và các công việc lập hồ sơ phê duyệt địa điểm, mua bảo hiểm cho toàn bộ phạm vi thực hiện của hợp đồng (được phép mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài không có chi nhánh được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam), cung cấp nhiên liệu hạt nhân, vận hành, bảo dưỡng nhà máy trong thời gian 05 (năm) năm kể từ ngày dự án nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với các gói thầu tư vấn quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, bao gồm: lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; tư vấn trợ giúp chủ đầu tư đàm phán, ký kết, quản lý thực hiện hợp đồng chìa khoá trao tay; thẩm tra hồ sơ phê duyệt địa điểm, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các báo cáo chuyên ngành theo quy định pháp luật; tư vấn quản lý dự án và giám sát thi công.

Áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn để thẩm định công nghệ, an toàn, an ninh, kiểm tra pháp quy hạt nhân trong các giai đoạn đầu tư xây dựng các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trên cơ sở sử dụng hiệu quả các chuyên gia và tổ chức trong nước và quốc tế.

Trình tự, thủ tục chỉ định thầu theo quy trình rút gọn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Phương án tài chính và thu xếp vốn

Cũng tại Điều 3, về trình tự thực hiện, Nghị quyết quy định, thực hiện song song với quá trình đàm phán điều ước quốc tế và đàm phán hợp đồng chìa khóa trao tay, bao gồm: Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; khảo sát, rà soát, cập nhật, hoàn thiện hồ sơ phê duyệt địa điểm, hồ sơ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình và các báo cáo chuyên ngành theo quy định pháp luật.

Điện hạt nhân được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bên cạnh đó, thực hiện các công việc trước khi quyết định đầu tư xây dựng dự án, bao gồm: Khảo sát, lập, thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình và các báo cáo chuyên ngành theo quy định pháp luật; rà phá bom mìn, vật nổ, xử lý chất độc hóa học.

Thực hiện hạng mục đào đắp san nền trong khu vực nhà máy chính bao gồm: Khảo sát, lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công theo hình thức thiết kế một bước và dự toán xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu, triển khai thi công xây dựng. Chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

Xây dựng hạ tầng điện thi công, nước thi công và khu nhà quản lý điều hành của chủ đầu tư tại công trường; hệ thống quan trắc, đo đạc, thông tin liên lạc và đường giao thông kết nối vào nhà máy.

Nghị quyết cũng quy định áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật do đối tác thực hiện đề xuất áp dụng cho dự án và phải bảo đảm nội dung áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam, không thấp hơn quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam (nếu có) và phù hợp với tiêu chuẩn về an toàn và hướng dẫn về an ninh của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép áp dụng các định mức, đơn giá trên cơ sở đàm phán với đối tác thực hiện dự án.

Chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để thông qua, phê duyệt nội dung liên quan đến dự án đầu tư, phương án huy động vốn, thế chấp tài sản để vay vốn theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

Về phương án tài chính và thu xếp vốn, trong Nghị quyết nêu: Đàm phán với Chính phủ các đối tác thực hiện để thu xếp vốn cho dự án theo nhu cầu vốn của dự án và theo cam kết của nhà tài trợ nước ngoài; được phép áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài; chủ đầu tư được vay và đủ điều kiện vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, không phải thực hiện thủ tục lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác cho dự án trong trường hợp đàm phán hiệp định vay không thành công hoặc quy mô khoản vay không đủ.

Chủ đầu tư được phép thu xếp vốn đối ứng từ nguồn vốn vay, vốn trái phiếu doanh nghiệp, vốn vay lại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình do Chính phủ phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh với các điều kiện vay lại theo điều kiện vay của khoản phát hành trái phiếu, khả năng trả nợ của dự án và Luật Quản lý nợ công.

Các ngân hàng thương mại trong nước được miễn áp dụng quy định về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với chủ đầu tư, chủ đầu tư và người có liên quan, để cho vay vượt giới hạn thực hiện phần vốn đối ứng theo quy định tại khoản 1, Điều 136 của Luật Các tổ chức tín dụng; khoản vay này không tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng đối với chủ đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 136 của Luật Các tổ chức tín dụng để không ảnh hưởng đến việc thu xếp vốn các công trình, dự án khác của chủ đầu tư.

Không tính số dư nợ vay, nợ trái phiếu liên quan đến dự án (bao gồm giai đoạn đầu tư xây dựng và vận hành) khi tính toán hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư để không ảnh hưởng đến việc thu xếp vốn các công trình, dự án đầu tư khác của chủ đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ của chủ đầu tư từ nguồn đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao của các nhà máy điện BOT đã nhận bàn giao và các nhà máy thủy điện đa mục tiêu để thực hiện dự án với mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia.

Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền cho vay lại không phải thực hiện thủ tục thẩm định điều kiện được vay lại của chủ đầu tư khi cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Quản lý nợ công.

Ngoài ra, cho phép miễn bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư; không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng phải bảo đảm nguyên tắc hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của Luật Lâm nghiệp, đặc biệt là rừng tự nhiên.

Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Ninh Thuận 70%

Đối với tỉnh Ninh Thuận, tại Nghị quyết quy định: Hàng năm, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh 70% số tăng thu từ triển khai dự án nhưng không vượt quá tổng số tăng thu ngân sách trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách trung ương không hụt thu.

Điện hạt nhân được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc
Dự án điện hạt nhân - Ảnh minh họa

Được vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Phân bổ thêm 40% số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền được quyết định áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm, xây lắp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án. Trình tự, thủ tục chỉ định thầu thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án gồm: Được cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đối với các mỏ vật liệu xây dựng thông thường đã được đưa vào kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản được điều chỉnh, đưa ra khỏi kế hoạch đấu giá để cấp giấy phép khai thác mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông) đã cấp phép khai thác, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác, được nâng công suất khai thác không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản (không tăng trữ lượng đã cấp phép) mà không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương dự án đầu tư điều chỉnh, thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường nhưng phải đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác.

Sau khi đã cung cấp đủ nguồn vật liệu cho thi công dự án thì các doanh nghiệp được cấp phép tiếp tục khai thác với công suất ghi trong Giấy phép khai thác đã cấp trước đó.

Đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trường hợp phải cấp phép khai thác mỏ mới để đáp ứng nhu cầu cho Dự án thì được áp dụng cơ chế đặc thù cấp phép tương tự việc khai thác khoáng sản nhóm IV (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 72 và điểm c, d khoản 2 Điều 73 Luật Địa chất và Khoáng sản).

Cùng với đó, cho phép nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon là nguồn thu ngân sách tỉnh được hưởng 100%; các khoản thu này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.

Được áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất để xây dựng dự án ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần.

Cho áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đối với người đang sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như đối với người dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Được phép triển khai đồng thời công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư song song với việc điều chỉnh dự án đầu tư dự án di dân, tái định cư của dự án.

Bảo đảm tính đồng bộ trong các quy hoạch

Về các cơ chế, chính sách đặc biệt tại Nghị quyết còn quy định: Không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và thời gian dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành trong trường hợp diện tích thực hiện dự án chồng lấn lên khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, trường hợp phát sinh chồng lấn quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, việc triển khai dự án được thực hiện theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và được cập nhật, bảo đảm tính đồng bộ trong các quy hoạch thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Mặt khác, quy định cơ chế, chính sách bảo đảm phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đó là, Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ công tác gồm đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước và các bộ, ngành liên quan để theo dõi, giám sát thường xuyên quá trình thực hiện các gói thầu quy định.

Chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 có trách nhiệm gửi dự thảo hợp đồng chìa khoá trao tay xây dựng nhà máy chính cho Kiểm toán nhà nước để thực hiện kiểm toán làm cơ sở ký hợp đồng. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi kết quả kiểm toán cho cấp thẩm quyền ký hợp đồng chìa khoá trao tay trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị kiểm toán kèm theo hợp đồng, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết này được xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật.

Tổng thầu, nhà thầu ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong nước có thể sản xuất, cung cấp đáp ứng yêu cầu của gói thầu; đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, hồ sơ mời thầu phải có yêu cầu tổng thầu, nhà thầu nước ngoài về việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành; từng bước làm chủ công nghệ.

Trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trừ trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án; bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách đặc biệt cho các dự án.

Về tổ chức thực hiện, Nghị quyết nêu rõ: Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc: Tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư các dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan; bảo đảm các dự án đúng tiến độ, chất lượng; báo cáo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; đồng thời khẩn trương triển khai dự án.

Quản lý, sử dụng vốn, các nguồn lực và các hoạt động khác có liên quan bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, an toàn phóng xạ, môi trường theo quy định của Nghị quyết này và các quy định khác của pháp luật; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ chương đầu tư dự án.

Tổ chức thực hiện đàm phán điều ước quốc tế với các đối tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chỉ đạo tổ chức quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì bảo đảm an toàn, hiệu quả;

Tỉnh Ninh Thuận, chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án được giao thực hiện.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự buổi gặp mặt nhà thầu dầu khí

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long dự buổi gặp mặt nhà thầu dầu khí

Tối 21/2, tại TP. Vũng Tàu, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tham dự hội nghị gặp mặt nhà thầu dầu khí đầu Xuân 2025 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức.

'Suối' bùn phun trào ở Giang Văn Minh: Chủ đầu tư và nhà thầu lên tiếng

Sau sự cố 'suối' bùn phu trào ở Giang Văn Minh, Ban Quản lý dự án đường sắt Hà Nội (MRB) lên tiếng xin lỗi người dân về những bất tiện này.
Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Các bộ, ngành hiến kế giải pháp mang tính

Các bộ, ngành hiến kế giải pháp mang tính 'đòn bẩy - điểm tựa' để đạt mục tiêu tăng trưởng

Các bộ, ngành hiến kế nhiều giải pháp mang tính "đòn bẩy - điểm tựa" để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế do Chính phủ đặt ra.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp về tiến độ dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp về tiến độ dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Chiều 21/2, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp về tiến độ thực hiện dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Bộ Công Thương thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh và các dự án công nghiệp

Thủ tướng: Bộ Công Thương thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh và các dự án công nghiệp

Sáng 21/2, Thủ tướng chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế và chỉ rõ 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian.
Bộ Công Thương tập huấn công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Bộ Công Thương tập huấn công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí

Ngày 21/2/2025, tại Hà Nam, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tập huấn công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý tài chính, tài sản công...
Nhiều địa phương phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được giao

Nhiều địa phương phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được giao

Chia sẻ về mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8% trong năm 2025, nhiều địa phương cam kết phấn đấu thực hiện tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu do Chính phủ giao.
Số lượng cấp phó phải đúng quy định sau 5 năm sắp xếp bộ máy

Số lượng cấp phó phải đúng quy định sau 5 năm sắp xếp bộ máy

Chậm nhất 5 năm từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp thẩm quyền có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan phải theo đúng quy định.
Khai thác hiệu quả các FTA tạo động lực cho kinh tế tăng trưởng

Khai thác hiệu quả các FTA tạo động lực cho kinh tế tăng trưởng

Cùng với nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, các Bộ, ngành, doanh nghiệp cần khai thác hiệu quả các FTA để thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng: Thúc đẩy động lực mới để tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng: Thúc đẩy động lực mới để tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng cho rằng, muốn kinh tế tăng trưởng 8%, thì phải làm mới các động lực truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh.
Nguyên nhân phụ gia đào hầm dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội bị phun lên

Nguyên nhân phụ gia đào hầm dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội bị phun lên

Ban Quản lý dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội cho biết, phụ gia đào hầm bị phun lên mặt đất tại ngõ 7 Giang Văn Minh (Hà Nội) là do các giếng khoan tạo kẽ hở.
Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã quy định rõ cơ cấu tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân; việc điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa được bầu làm Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.
Miễn nhiệm Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh với ông Phan Văn Mãi

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh với ông Phan Văn Mãi

Ông Phan Văn Mãi được miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh để nhận nhiệm vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo việc kiểm tra được thực chất, đúng các quy định

Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo việc kiểm tra được thực chất, đúng các quy định

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, đảm bảo việc kiểm tra được thực chất, đúng các quy định của Trung ương, Bộ Chính trị.
Đề nghị Quảng Tây (Trung Quốc) nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa

Đề nghị Quảng Tây (Trung Quốc) nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa

Ngày 19/2, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII rất khẩn trương,

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII rất khẩn trương, 'vừa chạy vừa xếp hàng'

Chiều ngày 19/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định tinh thần rất khẩn trương trong triển khai xây dựng Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 423/QĐ-BCT về kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2025 với nhiều nội dung quan trọng.
Thái Nguyên bổ nhiệm loạt lãnh đạo sở sau sắp xếp

Thái Nguyên bổ nhiệm loạt lãnh đạo sở sau sắp xếp

Chiều 19/2, UBND tỉnh Thái Nguyên đã công bố các quyết định về công tác cán bộ và tổ chức bộ máy đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh sau sắp xếp.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương đã thực hiện tốt Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương đã thực hiện tốt Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều ngày 19/2, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Thủ tướng: Đề nghị Campuchia tiếp tục phối hợp đấu tranh phòng ngừa tội phạm xuyên quốc gia

Thủ tướng: Đề nghị Campuchia tiếp tục phối hợp đấu tranh phòng ngừa tội phạm xuyên quốc gia

Chiều 19/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia Sar Sokha.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp các cơ quan nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh.
Nhiều lãnh đạo ủy ban của Quốc hội tự nguyện xuống cấp phó

Nhiều lãnh đạo ủy ban của Quốc hội tự nguyện xuống cấp phó

Qua sắp xếp bộ máy có một số người từ cấp trưởng xuống chức danh cấp phó, bà Tạ Thị Yên cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không phải vận động trong việc này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có 19 thành viên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có 19 thành viên

Cơ cấu số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV có 19 thành viên, gồm: Chủ tịch Quốc hội, 6 Phó Chủ tịch Quốc hội và 12 Ủy viên.
Mobile VerionPhiên bản di động