Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại Hà Nội

Sáng 12/5, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 (VOBF) có chủ đề “Thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch” đã diễn ra tại Hà Nội.
Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam (Vietnam Online Business Forum -VOBF 2022) xoay quanh việc đưa ra các giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng lớn và ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả nhất.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, đây là năm thứ 7 Hiệp hội tổ chức thường niên sự kiện chương trình thương mại điện tử và để lại dấu ấn là Diễn đàn VOBF 2022. VOBF là cơ hội để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trao đổi về những cơ hội và thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử trong năm tới.

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại Hà Nội
Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam phát biểu tại diễn đàn

Theo Chủ tịch VECOM, đón đầu xu hướng thương mại điện tử thúc đẩy kinh tế sau đại dịch, nhất là những lĩnh vực chuyển đổi số, kinh doanh onilne, blockchain... do đó diễn dàn sẽ tập trung các chủ đề như tín hiệu phục hồi toàn cầu, kết nối toàn cầu trở lại, lực đẩy và công nghệ tương lai của thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, tại diễn đàn sẽ đề cập đến các chủ đề nóng tác động trực tiếp tới nhiều doanh nghiệp như cạnh tranh, hành lang pháp lý, sự chuyển mình của công nghiệp 4.0... Đặc biệt diễn đàn năm nay đã điều chỉnh thêm các chủ đề hấp dẫn giúp doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp để khắc phục hậu quả sau đại dịch Covid-19.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Lê Minh Trang, đại diện Nielsen cho biết: 2 năm qua, tác động của Covid-19 đã thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng thương mại điện tử. Đáng chú ý, xu hướng mua sắm đa kênh có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều nhất trong nhóm người tiêu dùng phục hồi sau dịch.

Cũng theo bà Trang, với sự cập nhật liên tục đổi mới phương thức kinh doanh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng của các nhà bán hàng trong những năm qua, đến nay những lo lắng của người tiêu dùng như về chất lượng hàng hoá, độ tin cậy… dần biến mất, với tốc độ người tham gia ngày càng tăng nhanh.

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại Hà Nội
Bà Lê Minh Trang, đại diện Nielsen phát biểu tại diễn đàn

Theo đó, bà Trang chỉ ra, có 3 yếu tố then chốt khi người tiêu dùng mua sắm online mà các nhà bán hàng cần lưu ý: Giá, chất lượng và thời gian giao hàng. Do đó, để cạnh tranh, các doanh nghiệp cần nỗ lực hơn, thay đổi cập nhật hành vi của mình để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Cũng theo bà Vũ Thị Minh Phú - Giám đốc đối ngoại Lazada Việt Nam cho biết: Sau 2 năm đã cho thấy, thương mại điện tử đã có nhiều thay đổi lớn. Đà tăng trưởng của ngành thương mại điện tử đã bắt đầu từ trước đại dịch, song trong giai đoạn 2020-2021, thị trường này đã có sự tăng trưởng bùng nổ và được dự báo sẽ đạt quy mô 39 tỷ đôla Mỹ vào năm 2050.

Tuy nhiên, nhiều băn khoăn đã đặt ra, liệu đà tăng trưởng của thương mại điện tử có còn tiếp tục khi đại dịch đã dần lắng xuống và phát huy vai trò đối với phục hồi kinh tế, theo bà Phú, từ quan sát của Lazada cho thấy, thương mại điện tử vẫn phát triển mạnh mẽ sau đại dịch.

Cụ thể, đại diện Lazada chỉ ra, những yếu tố để thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng và góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch. Thứ nhất, thị trường còn nhiều dư địa phát triển với 71% người dùng Internet tại Việt Nam từng thực hiện ít nhất 1 lần mua hàng trực tuyến; 94% người dùng Việt sẽ tiếp tục sử dụng các dịch vụ số, 81% xem mua hàng trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ hai, các doanh nghiệp đang ngày càng coi trọng và đầu tư nhiều vào việc chuyển đổi số và kinh doanh trên thương mại điện tử. Đơn cử tổng doanh thu và số lượng mua sắm trên gian hàng chính hãng Lazamall năm 2021 tăng hơn gấp đôi. Trong đó, tổng số đơn hàng tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2020.

Thứ ba, tầm nhìn phát triển bền vững của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Trong đó, Lazada luôn là doanh nghiệp tiên phong hướng đến xây dựng hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững.

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại Hà Nội
Các diễn giả tham gia phiên toạ đàm 1

Cũng theo báo cáo Toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 được trích xuất từ nền tảng số liệu của Metric.vn, trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam thời kỳ hậu đại dịch Covid-19 đang trên đà phát triển vượt bậc thì Việt Nam đang trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Theo báo cáo này, một số ngành hàng làm đẹp, thời trang nữ, gia dụng là những sản phẩm được quan tâm, mua sắm nhiều nhất trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Và mức giá trên sàn thương mại điện tử Việt Nam nửa đầu năm 2022, phân khúc giá 200.000 - 5.000.000 đồng dễ "chốt đơn" nhất trên tất cả sàn thương mại điện tử. Những sản phẩm có giá trị cao, cần sự tư vấn và bảo hành lâu dài thì người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm tại hệ thống cửa hàng, showroom uy tín...

Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 tại Hà Nội
Các đại biểu tham dự diễn đàn

Theo các chuyên gia tại diễn đàn, không thể phủ nhận từ nền tảng được đầu tư mạnh mẽ trong giai đoạn đại dịch đã tạo đà cho doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, lĩnh vực chuyển đổi số và kinh doanh online chiếm tỷ lệ quan trọng hơn trong quản trị và vận hành doanh nghiệp Việt tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, hiện nay thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức, với những hạn chế trong khả năng kiểm soát rủi ro liên quan đến chất lượng hàng hóa, phương thức thanh toán, thiết lập các tuyến vận chuyển linh hoạt, xử lý thủ tục thông quan hàng hóa với chi phí vận hành tối ưu....

Để chiếm lĩnh thị trường cả trong và ngoài nước, tại các phiên thảo luận của diễn đàn sẽ chú trọng cung cấp thông tin, giới thiệu những xu hướng giải pháp và công nghệ nổi bật; tiềm năng thị trường, những xu hướng giải pháp và công nghệ, những chính sách và quy định pháp luật mới... đến cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhằm giúp thị trường thương mại điện tử "hồi sinh" sau đại dịch.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 2) - Chính phủ cùng các địa phương vào cuộc

Là điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, việc chuyển hướng sang thương mại điện tử, trong đó có livestream bán hàng đang là xu thế tất yếu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Bùng nổ livestream bán hàng (bài 1): Làn gió mới giúp doanh nghiệp vượt khó

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sức mua sụt giảm mạnh, việc bán hàng qua livestream đã thổi một làn gió mới giúp doanh nghiệp trụ vững qua khó khăn.
Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Cạnh tranh là “liều thuốc bổ” cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử

Chính sự cạnh tranh giúp logistics trong thương mại điện tử phát triển và khách hàng là người đầu tiên hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Thanh Hóa: 99,5% cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán

Trên địa bàn Thanh Hóa, tỷ lệ cửa hàng xăng dầu xuất hóa đơn điện tử từng lần bán đạt 99,5%; chỉ còn 1 đơn vị đang thực hiện vì triển khai theo hệ thống.
Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau thu hút người dùng, cơ hội cho nhà bán lẻ

Mua trước trả sau đang ngày một phổ biến rộng rãi và được nhiều người dùng Việt Nam quan tâm nhờ khả năng mang đến những phương án thanh toán linh hoạt.
Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Đồng Nai: Giữ vững top 10 tỉnh có chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Đồng Nai phấn đấu tiếp tục giữ vững chỉ số xếp hạng thương mại điện tử của tỉnh nằm trong top 10 tỉnh, thành dẫn đầu trong cả nước.
Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Doanh thu rượu bia online tăng mạnh, kiểm soát người mua dưới 18 tuổi bằng cách nào?

Thời gian qua, sản phẩm đồ uống rượu bia xuất hiện nhiều trên các sàn thương mại điện tử với sức mua tăng. Vậy, làm thế nào để kiểm soát độ tuổi mua hàng?
Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant hỗ trợ doanh nghiệp SMEs Việt Nam gia tăng xuất khẩu trên thương mại điện tử

Smart Assistant, bộ công cụ số thông minh nhằm tăng cường hiệu suất gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp SMEs đã ra mắt tại Việt Nam.
Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Hỗ trợ 40 gian hàng trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai

Sau hơn 2 năm ra mắt, Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai đã có 40 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia với 300 sản phẩm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động