Diễn đàn Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Ngày 26/8 tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng tổ chức diễn đàn “Giải pháp Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp”.
Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Diễn đàn với sự tham gia của 3 khách mời gồm: Ông Hoàng Việt Dũng – Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Đại diện Vụ tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (TKNL&PTBV), Bộ Công Thương; Ông Mã Khai Hiền – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm Năng lượng (Enerteam); Bà Đinh Hương Thủy - Phó Giám đốc Ban nguồn vốn ủy thác quốc tế - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

Còn nhiều lãng phí trong sử dụng năng lượng

Khái quát về nhu cầu cũng như khả năng cung ứng năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện ở Việt Nam, ông Hoàng Việt Dũng cho biết: Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng về nhu cầu năng lượng rất cao so với trong khu vực và trên thế giới.

Trong 1 thập kỷ vừa qua, tốc độ tăng trưởng năng lượng trung bình của Việt Nam khoảng 7%/năm nhưng tốc độ tăng trưởng về nhu cầu điện thì cao hơn nhiều, khoảng 9,5% trong giai đoạn 2011-2019. Trong các năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu năng lượng tăng trưởng chậm lại, ở mức trên 2%/năm. Tuy nhiên, theo dự báo, nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn tới vẫn tăng trưởng 8-9%/năm, điều này đặt ra thách thức về đảm bảo cân bằng cung cầu năng lượng, đặc biệt là điện.

Đặc biệt, từ năm 2015, Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu về năng lượng thành nước nhập khẩu ròng về năng lượng. Và lượng nhập khẩu năng lượng sẽ ngày càng tăng trong những năm tới.

Đánh giá về việc sử dụng năng lượng hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt trong các nành công nghiệp, ông Mã Khai Hiền cho rằng, thực trạng việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam còn rất lãng phí. Cường độ sử dụng năng lượng trên GDP ở nước ta rất cao so với mức bình quân trên thế giới. Và nếu cứ tiếp tục tình trạng này thì lượng năng lượng nhập khẩu chắc chắc sẽ ngày càng cao.

Cũng theo ông Mã Khai Hiền, đã đến lúc phải chấm dứt việc sử dụng năng lượng lãng phí mà còn phải cải thiện chất lượng “cầu” của năng lượng, phải hướng đến sử dụng năng lượng hiệu quả và thông minh hơn, bền vững hơn. Chúng ta không thể xây mãi các nhà máy điện để đáp ứng cho nhu cầu của các ngành công nghiệp có thiết bị tiêu thụ năng lượng lớn và gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, các ngành công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiều như xi măng, sắt thép,…cần phải áp dụng triệt để các giải pháp tiết kiệm năng lượng để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm áp lực cung cấp điện cho hệ thống.

Theo các khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng về mặt kỹ thuật trong các ngành công nghiệp có thể đạt từ 20-30%.

Chia sẻ về vấn đề này ông Hoàng Việt Dũng cho biết, xác định tầm quan trọng của tiết kiệm năng lượng, ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 280/QĐ-TTg - phê duyệt Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.

Chương trình đề ra mục tiêu tiết kiệm năng lượng từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc giai đoạn 2019-2030 tương đương việc tiết kiệm 60 – 80 triệu tấn dầu quy đổi, các mục tiêu cụ thể nhằm đạt mức giảm tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng từ 6,8% lên tới 24,81% theo ngành/phân ngành. Đây là con số chúng tôi đánh giá là rất tham vọng, đòi hỏi Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành, địa phương cùng nhau triển khai các giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để có thể đạt được mục tiêu này.

Ông Dũng cũng cho rằng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp có thể đạt từ 20 – 30%, nhưng để tiềm năng trở thành hiện thực thì chúng ta sẽ phải triển khai rất nhiều công việc, giải pháp từ nay đến 2030 thì mới có thể đạt được con số này.

Nhiều nhóm giải pháp triển khai

Nói về giải pháp, ông Hoàng Việt Dũng cũng cho biết Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 (VNEEP3) đã quy định rất cụ thể 09 nhóm giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Trong 9 nhóm giải pháp tự chung đấy tôi có thể tóm tắt thành 06 nhóm giải pháp chính gồm:

Giải pháp 1: Rà soát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Giải pháp 2: Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2019 - 2030

Giải pháp 3: Tăng cường năng lực về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Giải pháp 4: Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Giải pháp 5: Xây dựng cơ chế tài chính thúc đẩy tiết kiệm năng lượng

Giải pháp 6: Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Diễn đàn Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp
Diễn đàn Giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Trong đó đối với giải pháp tài chính, hiện Bộ Công Thương đã triển khai các dự án hợp tác quốc tế trong đó có các dự án của Ngân hàng Thế giới hỗ trợ cho vay đầu tư tiết kiệm năng lượng, thực hiện thí điểm cơ chế bảo lãnh đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng… Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật Sử dụng năng lượng TK&HQ. Trong đó, tập trung bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi cho hoạt động đầu tư tiết kiệm năng lượng và xem xét thành lập Quỹ tiết kiệm năng lượng.

Nói về khó khăn thách thức, ông Dũng cũng cho biết, nhận thức của doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở sở dụng năng lượng trọng điểm về lợi ích của tiết kiệm năng lượng còn chưa đầy đủ.

Trong khi đó, ông Mã Khai Hiền nhận định, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức chủ quan và khách quan nên cũng ảnh hưởng đến vận hành ổn định của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường có tâm lý ngại ngần khi quyết định đầu tư dài hạn cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Nguồn nhân lực tư vấn chuyên sâu về công nghệ sử dụng năng lượng TK&HQ còn thiếu.

Thị trường hiện chưa có nhiều quỹ đầu tư hỗ trợ tiết kiệm năng lượng, thay đổi công nghệ hướng tới tiết kiệm năng lượng chưa có hoặc hạn chế. Mô hình ESCO ở Việt Nam chưa thành công, chỉ có chăng mô hình ESCO mặt trời thành công còn nâng cấp chuyển đổi công nghệ thì gặp rất nhiều khó khăn và khó thực hiện.

Chia sẻ về các nguồn lực quốc tế hỗ trợ Việt Nam trong triển khai Chương trình/dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả ở Việt Nam, ông Hoàng Việt Dũng cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất tích cực trong việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nói chung và tiết kiệm năng lượng nói riêng. Có thể kế đến như: Chương trình hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 – 2025 hợp tác tác với Chính phủ Đan Mạch, Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam giai đoạn II do USAID tài trợ, Dự án thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp do Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) tài trợ.

Mới đây nhất, chúng tôi đã kết thúc Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam (VEEIE). Đây là dự án do Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai xây dựng với tổng giá trị là 101,7 triệu USD. Dự án có sự tham gia của các ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng BIDV và Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

Tiếp nối ngay sau đó, chúng tôi cũng đã khởi động Dự án Thúc đẩy Tiết kiệm năng lượng trong các ngành Công nghiệp Việt Nam (VSUEE). Trong 5 năm triển khai đã có nguồn vốn hỗ trợ cho vay thông qua BIDV và VCB.

HIện chúng tôi đang triển khai dự án 1,3 triệu USD thông qua Quỹ khí hậu xanh, đang triển khai Chuyển đổi năng lượng giữa Việt Nam và EU 42 triệu USD, trong đó có các dự án hỗ trợ thành phần để thúc đẩy các hoạt động đầu tư sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả

Bên cạnh đó, Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành Công nghiệp Việt Nam (VEEIE), sau gần 5 năm triển khai, dự án đã đạt được các kết quả nổi bật với gần 30 doanh nghiệp trong các ngành xi măng, mía đường, thép, thủy tinh, gạch ngói đã được nhận hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp từ dự án, đánh giá hiệu quả vận hành và đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các tiểu dự án tiềm năng.

Cùng với sự hỗ trợ tích cực về mặt kỹ thuật từ phía Bộ Công Thương, Ngân hàng Thế giới và 02 ngân hàng tham gia dự án là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, đã có 11 tiểu dự án từ các ngành công nghiệp xi măng, mía đường, thép, thủy tinh, v.v.. tham gia vay vốn dự án với tổng giá trị giải ngân là gần 53 triệu USD, đạt 100% tổng nguồn vốn vay IBRD sau điều chỉnh của dự án.

Đối với những chỉ số tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, dự án đã có những kết quả nổi bật như: lượng năng lượng tiết kiệm được hàng năm là hơn 1triệu MWh/ năm, vượt 159% so với dự kiến ban đầu là hơn 600.000 MWh/năm; lượng năng lượng tiết kiệm được hàng năm tính theo vòng đời của các tiểu dự án là hơn 8 triệu MWh/năm, lượng phát thải khí nhà kính tránh được hàng năm là hơn 900.000 tấn CO2 và lượng phát thải khí nhà kính tránh được tính theo vòng đời các tiểu dự án là hơn 19 triệu tấn CO2.

Còn về dự án VSUEE là dự án nối tiếp của dự án VEEIE. Dự án do Quỹ khí hậu xanh (GCF) tài trợ không hoàn lại thông qua Ngân hàng Thế giới (World Bank) với tổng kinh phí là 11,3 triệu USD. Dự án bao gồm 2 hợp phần, trong đó hợp phần 1: Vận hành Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF): GCF cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 03 triệu USD do Đơn vị thực hiện Chương trình (PIE) quản lý và thực hiện. PIE triển khai các hoạt động liên quan đến việc cung cấp và phát hành các bảo lãnh rủi ro cho các dự án vốn vay đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư cho tiết kiệm năng lượng tiếp cận Quỹ Chia sẻ rủi ro có trị giá 75 triệu USD do GCF thành lập và ủy quyền cho Ngân hàng Thế giới quản lý. Quỹ này sẽ cung cấp bảo lãnh một phần rủi ro tín dụng cho các tổ chức tài chính (PFI) tham gia dự án để bảo lãnh các khoản vay dành cho các doanh nghiệp công nghiệp (IE)/ các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) đầu tư dự án về tiết kiệm năng lượng.

Hợp phần 2: Hỗ trợ kỹ thuật. Hợp phần kỹ thuật do Bộ Công Thương quản lý và thực hiện. Khi tham gia vào dự án, các ngân hàng thương mại được cung cấp các khóa đào tạo tăng cường năng lực để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong việc xác định, thẩm định và triển khai các dự án cho vay hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp; phát triển kinh doanh các sản phẩm tín dụng về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng và được tiếp cận với các công cụ quản lý rủi ro với chi phí thấp. Các IE và các nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm năng lượng được đào tạo chuyên sâu về nhận diện các dự án tiết kiệm năng lượng, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, tính toán tính khả thi về mặt kinh tế và thực hiện các kiểm toán năng lượng, thiết kế kỹ thuật và chuẩn bị dự án để phát triển các dự án có thể được ngân hàng tài trợ.

Cần cơ chế tài chính và thí điểm thành lập Quỹ tiết kiệm năng lượng

Để các doanh nghiệp thực hiện vay vốn thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng sao cho hiệu quả nhất, Bà Đinh Hương Thủy cho biết, qua thực tế triển khai các dự án hiệu quả năng lượng, đối với DN cần cập nhật thường xuyên công nghệ. Ngay từ khi xây dựng dự án DN cần tính toán kỹ mức tiết kiệm năng lượng, mức ảnh hưởng đến môi trường xã hội, DN phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể chi tiết đảm bảo cho quá trình dự án được thông suốt. Yếu tố tài chính, ngân hàng sẽ cập nhật thường xuyên các nguồn vốn, gói tài chính hỗ trợ .

Quỹ chia sẻ rủi ro mang lại giá trị lợi ích nào cho doanh nghiệp, BIDV được Bộ Công Thương và WB lựa chọn 1 trong những ngân hàng tham gia vào Quỹ chia sẻ rủi ro, chúng tôi khi tham gia vào quỹ này với cơ chế bão lãnh tín dụng cho tiết kiệm năng lượng nên cung cấp thêm cho doanh nghiệp nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn thuận lợi hơn, và nhiều doanh nghiệp được tham gia,

Ông Mã Khai Hiền cho biết, Quỹ chia sẻ rủi ro này mang lại lợi ích cho nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng, ngân hàng. Đây là kênh đầu tư mới và khi có quỹ đảm bảo các dự án của DN được lọc ngay từ đầu, được phân cấp dòng tiền. Ngân hàng cũng sẽ mở rộng được kênh đầu tư hơn.

Đóng góp ý kiến về cơ chế thúc đẩy đầu tư tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam, ông Mã Khai Hiền cho rằng, Việt Nam cần tiếp cận từ nhiều phía. Nhà nước phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn để DN và cả người dân tuân thủ, thực hiện tiết kiệm năng lượng. Đồng thời có những cơ chế khuyến khích, ưu đãi hoặc thưởng cho DN đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra đầu tư nâng cao năng lực quản lý của cho các cơ quan quản lý ở địa phương như các Sở Công Thương, trung tâm tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế tài chính trong nước rõ ràng để huy động và khơi thông các nguồn vốn giá rẻ, giúp DN tiếp cận nguồn tài chính giá rẻ này để đầu tư các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Còn ông Hoàng Việt Dũng cho rằng, điểm nghẽn về đầu tư Ttiết kiệm năng lượng trên quy mô rộng chính là cơ chế tài chính ưu đãi cũng như hành lý pháp lý, nguồn vốn dồi dào hỗ trợ DN đầu tư tiết kiệm năng lượng. Mặc dù nguồn lực của ngân sách nhà nước còn hạn hẹp còn hạn chế nhưng trong Chương trình VNEEP3 có 1 hợp phần về thí điểm xây dựng quỹ hỗ trợ thúc đẩy tiết kiệm năng lượng.

"Hiện nay, Bộ Công Thương đang tiến hành rà soát, sửa đổi Luật sử dụng năng lượng TK&HQ. Chúng tôi đã có những đề xuất để đưa cơ chế hỗ trợ về tiết kiệm năng lượng, trong đó có cơ cế ưu đãi về thuế, tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng trong việc sửa đổi Luật cũng như thí điểm thành lập Quỹ tiết kiệm năng lượng" - ông Hoàng Việt Dũng thông tin thêm.

Cả nước hiện có 2.961 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng số điện năng tiêu thụ mỗi năm của các cơ sở này là hơn 70 tỷ kWh, chiếm hơn 32% tổng mức tiêu thụ điện toàn quốc. Các cơ sở này chỉ cần tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ mỗi năm thì hàng năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 1,4 tỷ kWh điện (tương đương tiết kiệm chi phí tiền điện khoảng 2.700 tỷ đồng)

Đình Dũng - Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân tại Đông Nam Á, khu vực này vẫn còn những thách thức không nhỏ.
Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Một trong những điểm nghẽn trong phát triển điện lực ở Việt Nam đó chính là giá điện, điều này cũng cản trở quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Là một hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong cả sản xuất và tiêu dùng, do vậy, hoạt động của ngành điện luôn có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước.
Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Sáng 20/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với EVN, TKV và PVN tổ chức hội thảo về cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng.
Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Theo dự báo từ Wood Mackenzie, ngành điện vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với 14% tổng sản lượng điện dự kiến vào năm 2030.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam thông qua chương trình “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE).
Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Kết luận 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, nhằm phát triển bền vững.
Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Phát biểu tại Lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3, Thủ tướng Chính phủ đánh giá công trình là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết của Việt Nam
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Thành công của dự án đường dây 500kV mạch 3 có sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, người lao động, trong đó có Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động