Thứ năm 15/05/2025 12:52

Điểm tên 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có kim ngạch trên 100 triệu USD

6 tháng đầu năm, Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam đạt 383 triệu USD tiếp đến là Italy đạt 276 triệu USD, Nhật Bản đạt 238 triệu USD...

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam xuất khẩu 893.820 tấn cà phê trong 6 tháng đầu năm 2024, thu về 3,1 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, giảm 11,4% về lượng nhưng giá trị xuất khẩu tăng 33,2%.

6 tháng đầu năm 2024, giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt 3.569,3 USD/tấn, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm trước.

Về các thị trường, Hungary là thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có giá trung bình cao nhất với 6.821 USD/tấn, đứng sau là Israel với 6.099 USD/tấn. Đây cũng là 2 trong số 37 thị trường có mức giá xuất khẩu cà phê trung bình trên 6.000 USD/tấn.

6 tháng đầu năm, Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với 383 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ

Tại mức 5.000 USD, Việt Nam ghi nhận xuất khẩu cà phê sang Ba Lan đạt giá trung bình là 5.586 USD/tấn và Lào với 5.314 USD/tấn.

Ở mức 4.000 USD, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Singapore đạt giá trung bình là 4.909 USD/tấn, Myanmar là 4.856 USD/tấn, Rumani là 4.230 USD/tấn, New Zealand là 4.189 USD/tấn, Philippines là 4.107 USD/tấn, Nam Phi là 4.087 USD/tấn, Malaysia là 4.029 USD/tấn.

Mexico là thị trường có giá xuất khẩu cà phê thấp nhất, bình quân đạt 2.974 USD/tấn, tiếp đến là Ấn Độ đạt 3.073 USD/tấn, Italy đạt 3.190 USD/tấn...

Về lượng, Đức dẫn đầu các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam với 112.249 tấn trong nửa đầu năm 2024, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước con số này đã giảm 13%. Đứng sau là Italy với 86.588 tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; Tây Ban Nha với 64.391 tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản với 63.127 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước...

Trong khối ASEAN, Việt Nam xuất khẩu cà phê sang 8 thị trường. Nhìn chung, lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khối thị trường này đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước.

Indonesia là thị trường có lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất với 41.030 tấn, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Philippines đạt 32.572 tấn, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan với 23.655 tấn, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước; Malaysia đạt 19.605 tấn, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước; Campuchia đạt 1.113 tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm trước; Singapore với 804 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước và Lào với 76 tấn, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Myanmar là thị trường duy nhất trong khối giảm về lượng với -19% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1.311 tấn.

Trong số 37 thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam, 22 thị trường giảm và 15 thị trường tăng về lượng so với cùng kỳ năm trước.

Về giá trị, 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam có kim ngạch trên 100 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2024 với tổng 2,02 tỷ USD, tương ứng chiếm 65% tổng kim ngạch.

Trong đó, Đức là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với 383 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Đứng sau là Italy với 276 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước; Nhật Bản với 238 triệu USD, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước; Tây Ban Nha với 236 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam còn thu về 189 triệu USD từ việc xuất khẩu cà phê sang Nga, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; Mỹ đạt 189 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia đạt 160 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm trước; Philippines đạt 133 triệu USD, tăng tới 113% so với cùng kỳ năm trước; Hà Lan đạt 116 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt 103 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khối ASEAN, xuất khẩu cà phê sang Malaysia thu về 79 triệu USD, tăng 105% so với cùng kỳ năm trước; sang Thái Lan đạt 85 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước; Myanmar đạt 6,3 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước; Campuchia đạt 4 triệu USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm trước; Singapore đạt 3,9 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước; Lào đạt 0,4 triệu USD, tăng 100% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 37 thị trường chính, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang 9 thị trường giảm và 28 thị trường tăng so với cùng kỳ năm trước.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương