Điểm mặt “anh hào” trong danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Cuốn sách Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021 được Bộ Công Thương vừa công bố đã đưa ra danh sách gần 300 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020. Bảng danh sách này cho thấy một tín hiệu đáng mừng về sự phát triển đa dạng trong cơ cấu ngành nghề xuất khẩu. Tuy nhiên giữa các lĩnh vực vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể.

Thuỷ sản, dệt may, gạo… chiếm số đông

Theo đó, danh sách xuất khẩu uy tín trong năm 2020 được thống kê theo các lĩnh vực như sau: Cà phê có 13 doanh nghiệp, cao su 20 doanh nghiệp, chè 6 doanh nghiệp, thủy sản 44 doanh nghiệp, gạo 27 doanh nghiệp, hạt điều 18 doanh nghiệp, hạt tiêu 12 doanh nghiệp, rau củ quả các loại 17 doanh nghiệp, thủ công mỹ nghệ 7 doanh nghiệp, sữa và sản phẩm sữa 3 doanh nghiệp, dây điện và cáp điện 4 doanh nghiệp, dệt may 43 doanh nghiệp, dược và thiết bị y tế 4 doanh nghiệp, điện thoại các loại và linh kiện 6 doanh nghiệp, giày dép 6 doanh nghiệp, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 4 doanh nghiệp, máy vi tính điện tử và linh kiện 4 doanh nghiệp, sản phẩm chất dẻo 21 doanh nghiệp, sản phẩm cơ khí 8 doanh nghiệp, sản phẩm gỗ 9 doanh nghiệp, vật liệu xây dựng 14 doanh nghiệp, xơ và sợi dệt 9 doanh nghiệp, giấy và các sản phẩm từ giấy 2 doanh nghiêp, máy ảnh máy quay phim và linh kiện 1 doanh nghiệp, túi xách và ví 1 doanh nghiệp, các mặt hàng khác 20 doanh nghiệp.

Điểm mặt “anh hào” trong danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2021

Danh sách trên cho thấy, nhóm ngành thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất với 44 doanh nghiệp. Trong đó nổi lên một số cái tên đáng chú ý như: Công ty TNHH Cá Ngừ Việt Nam do Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa xét chọn với năng lực sản xuất 100 tấn nguyên liệu mỗi ngày, Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định do Sở Công Thương tỉnh Bình Định xét chọn có công xuất nhà máy 4200 tấn/năm… Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói trên đều nằm trên địa bàn các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Định…

Lĩnh vực dệt may đứng thứ 2 với 43 doanh nghiệp với những cái tên quen thuộc đã chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài nước như: Tổng Công ty May 10 do Hiệp hội Dệt May Việt Nam xét chọn, Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến… Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung ở các tỉnh đồng đồng bằng và đô thị lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương…

Tiếp đến là các lĩnh vực hạt tiêu và hạt điều 30 doanh nghiệp, gạo với 27 doanh nghiệp, sản phẩm chất dẻo 21 doanh nghiệp, cao su 20 doanh nghiệp, vật liệu xây dựng 14 doanh nghiệp, cà phê 13 doanh nghiệp…

Xi măng tìm lối thoát

Đáng chú ý trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giai đoạn trước năm 2020 ngành xi măng đối mặt với tình trạng thừa cung. Trước tình thế đó, một số doanh nghiệp lớn như: Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hoàng Thạch, Công ty Cổ phần Xi măng Xuân Thành, Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long đã đẩy mạnh phát triển theo hướng xuất khẩu và có tên trong danh sách kể trên.

Có thể thấy, những thế mạnh của đất nước đã được chúng ta tận dụng khai thác triệt để. Nguồn tài nguyên biển giúp chúng ta có thế mạnh trong xuất khẩu thủy sản. Nguồn lao động dồi dào, chăm chỉ giúp chúng ta có thế mạnh trong xuất khẩu dệt may và sản xuất, chế biến mặt hàng nông sản. Các nhóm hàng vốn là thế mạnh của Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả và chiếm ưu thế trong xuất khẩu với số lượng doanh nghiệp áp đảo. Có được thành quả ấn tượng trên bên cạnh những nguồn lực về thiên nhiên, đất nước, con người phải kể đến sự nỗ lực, linh hoạt trong điều hành của Chính phủ, sự hỗ trợ kịp thời của các bộ ngành, các địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp vươn mình ra thế giới.

Nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ còn ít

Tuy nhiên, danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2020 cũng cho thấy các nhóm ngành nghề có số lượng doanh nghiệp lớn lại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhóm ngành liên quan đến kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao thì chúng ta vẫn còn ít, chưa thực sự đáp ứng và theo kịp sự phát triển của thế giới. Cụ thể: Lĩnh vực dược và thiết bị y tế 4 có doanh nghiệp, điện thoại các loại và linh kiện 6 doanh nghiệp, máy vi tính điện tử và linh kiện 4 doanh nghiệp, giấy và các sản phẩm từ giấy 2 doanh nghiêp, máy ảnh máy quay phim và linh kiện có 1 doanh nghiệp duy nhất là Công ty TNHH Mcnex Vina do Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình xét chọn.

Danh sách doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong năm 2020 cũng cho thấy kinh tế nước ta đang có sự phân hóa theo vùng. Tại một số khu vực như Tây Nguyên, Nam Trung bộ có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng, chế biến các loại nông sản xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín chủ yếu tập trung tại các khu vực đô thị lớn. Còn lại một số tỉnh miền núi phía Bắc do điều kiện khó khăn về giao thông, khí hậu, đất đai… nên các doanh nghiệp khó phát triển trong lĩnh vực xuất khẩu dẫn đến người dân thiếu việc làm, kinh tế phát triển giữa các vùng không đồng đều.

Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra tại một số khu vực trên thế giới, cùng với ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ khiến việc xuất khẩu của các doanh nghiệp được dự báo sẽ gặp không ít khó khăn, trở ngại. Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục vươn ra thị trường thế giới, Nhà nước cần tạo dựng môi trường kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn và ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó các Bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động