Indonesia có kế hoạch nhập khẩu 5 triệu tấn gạo từ nay đến năm 2024 Philippines và Indonesia dự kiến tăng nhập khẩu gạo, cơ hội cho Việt Nam Philippines gia hạn giảm thuế nhập khẩu gạo |
Nguồn cung gạo toàn cầu giảm năm thứ 2 liên tiếp
Trong báo cáo Triển vọng lúa gạo tháng 1/2024, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã hạ dự báo nguồn cung gạo toàn cầu niên khóa 2023/24 thêm 4,5 triệu tấn so với mức trước đó. Cụ thể, theo USDA, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 sẽ đạt khoảng 513,5 triệu tấn (giảm 4,5 triệu tấn so với dự báo trước đó là 518 triệu tấn). Qua đó đánh dấu sự sụt giảm trong năm thứ hai liên tiếp của nguồn cung gạo toàn cầu.
Nhìn chung, sản lượng gạo niên vụ 2023-2024 giảm mạnh ở một số quốc gia gồm: Ấn Độ giảm gần 3,8 triệu tấn; Trung Quốc giảm 1,3 triệu tấn (do diện tích thu hoạch nhỏ hơn); Thái Lan dự kiến giảm 0,9 triệu tấn (do mùa mưa đến muộn hơn mọi năm)…
Trong khi đó, tổng mức tiêu thụ được dự báo sẽ đạt 522,1 triệu tấn. Với cung - cầu như trên, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 8,6 triệu tấn gạo trong năm 2024.
Về thương mại gạo toàn cầu trong năm 2024 dự kiến đạt 52,2 triệu tấn (xay xát), hầu như không thay đổi so với dự báo tháng trước nhưng thấp hơn 223.000 tấn so với ước tính 52,4 triệu tấn của niên vụ 2022-2023. Sự sụt giảm đáng kể trong thương mại gạo toàn cầu vào năm 2024 phần lớn là do các lệnh cấm và các hạn chế xuất khẩu khác do Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong năm 2022 và 2023.
Về nước nhập khẩu gạo, Philippines được dự báo sẽ vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc, Indonesia, EU, Nigeria và Iraq. Trong đó, Philippines được dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 3,8 triệu tấn trong năm 2024. Với Indonesia,
Đối với Trung Quốc, dự báo nhập khẩu gạo niên khóa 2023/24 ở mức 2 triệu tấn. Với Indonesia, năm nay vụ thu hoạch chính dự kiến sẽ bị trì hoãn do điều kiện thời tiết El Nino và nước này được dự báo sẽ nhập khẩu trên dưới 2 triệu tấn…
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục hưởng lợi trong năm 2024 |
Giá gạo tăng 175 USD so với cùng kỳ năm ngoái
Việc cung ít hơn cầu được các chuyên gia và doanh nghiệp nhận định sẽ tiếp tục tạo đà cho giá gạo xuất khẩu tiếp tục neo ở mức cao trong năm 2024.
Thực tế cũng cho thấy, trong tháng đầu tiên của năm 2024 giá gạo toàn cầu đã liên tục biến động theo hướng tăng mạnh. Trong đó gạo của Thái Lan và Pakistan tăng mạnh nhất, riêng gạo của Việt Nam có sụt giảm nhẹ do nguồn cung hạn chế, phát sinh giao dịch mới hầu như không có.
Các thống kê từ Oryza (WRI) cũng chỉ ra rằng, chỉ số bình quân gia quyền của báo giá xuất khẩu gạo trắng toàn cầu, kết thúc tuần từ 19 đến 25/1 ở mức 695 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với tuần trước, tăng 7 USD/tấn so với tháng trước và tăng 175 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Đối với gạo Việt Nam, chốt phiên giao dịch ngày 31/1/2024, giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 639 USD/tấn, giảm nhẹ 14 USD/tấn so với cuối năm 2023 nhưng tăng mạnh 181 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023.
Việc giá gạo thế giới tăng được kỳ vọng sẽ tạo đà cho xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay, đồng thời giá gạo cũng được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định sẽ không thấp hơn 600 USD/tấn trong năm nay.
“Giá lúa gạo trong năm 2024 và những năm tới vẫn cao. Mở đầu năm 2024, Trung An đã ký 6 đơn hàng với số lượng 1.500 tấn cho 5 thị trường gồm châu Âu, Anh, Malaysia, Dubai và Australia với giá thấp nhất 718 USD/tấn và giá cao nhất là 1.277 USD/tấn, tất cả đều là giá FOB (giá bên cửa khẩu của Việt Nam)”- ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chia sẻ.
Thực tế thì không chỉ Việt Nam mà theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, chừng nào Ấn Độ còn duy trì lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng, giá gạo Thái Lan sẽ duy trì tương đối cao trong nửa đầu năm nay.