Dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thích ứng linh hoạt, dần vào quỹ đạo phục hồi

Đến nay, dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thích ứng linh hoạt, dần vào quỹ đạo phục hồi. Kinh tế vĩ mô ổn định, các lĩnh vực đang tăng trưởng trở lại.
Niềm tin vững chắc vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam Thủ tướng phát biểu tại ĐH Havard: Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng

Dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có Thông báo số 999/TB-TTKQH về kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022.

Dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thích ứng linh hoạt, dần vào quỹ đạo phục hồi
Phiên họp thứ 11 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

Tại Phiên họp thứ 11, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2022.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá, năm 2021 là năm đối diện với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có, dịch Covid-19 bùng phát trên toàn quốc, diễn biến nhanh, phức tạp, thời gian dài, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh và mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và sự ủng hộ, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; những tháng cuối năm đã chuyển hướng từ chiến lược “phòng chống dịch Covid-19” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid”.

Nhờ đó, đã hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Dịch bệnh được kiểm soát hiệu quả. 7/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch; kinh tế vĩ mô ổn định, bội chi, nợ công trong giới hạn cho phép, mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng tăng trưởng, an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động được triển khai tích cực. Nền kinh tế đã xuất hiện những điểm tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân, ổn định xã hội.

Bên cạnh kết quả đạt được cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức cần khắc phục như 5 chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng không đạt mục tiêu; công tác phòng, chống dịch có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng; năng lực y tế nhất là y tế cơ sở còn bất cập, sai phạm về đấu thầu, mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19 xảy ra nhiều vụ việc nghiêm trọng.

Cùng với đó, thu ngân sách vượt dự toán nhưng chưa bền vững, dự báo thu chưa sát, nợ đọng thuế tăng; thu từ cổ phần hóa đạt thấp; phân bổ, giao dự toán chi chậm, kéo dài; vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương giảm; giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch, vốn ngoài nước chỉ đạt 32,85%.

Nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ gia tăng; một số chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy; khu vực dịch vụ gặp nhiều khó khăn; năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện; lao động tạm ngừng việc, thiếu, mất việc làm gia tăng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất nhận định, năm 2022, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá dầu, lạm phát có thể tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại.

Trong nước, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế thích ứng linh hoạt, dần vào quỹ đạo phục hồi.

GDP quý I ước tăng 5,03%, kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành, lĩnh vực đang tăng trưởng trở lại; hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống người dân, người lao động, các mặt đời sống kinh tế - xã hội cơ bản ổn định trong trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, kiểm soát lạm phát gặp khó khăn; nguy cơ bùng phát dịch do các biến chủng mới vẫn hiện hữu. Giá dầu tăng cao tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển.

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn trì trệ; các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết 43 của Quốc hội triển khai chậm, các chính sách quan trọng vẫn đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn, chưa được áp dụng vào thực tiễn. Thu ngân sách tăng so với cùng kỳ, tuy nhiên, các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh còn thấp. Kế hoạch thu bảo đảm cân đối ngân sách còn nhiều thách thức.

Tín dụng, nợ xấu, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản có nhiều rủi ro; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, chi phí đầu vào tăng cao; thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước rất chậm; một số vấn đề về văn hóa, giáo dục, trẻ em, phòng chống tội phạm còn bất cập.

Tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán

Dự báo từ nay đến cuối năm 2022, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều thách thức, để đạt chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 8-8,5% (gồm mức dự kiến 6-6,5% theo Nghị quyết số 32 và phần tăng thêm 2% nhờ tác động của chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội).

Theo đó, Chính phủ cần lưu ý, tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình phòng chống dịch Covid-19; bao phủ tiêm vắc xin phù hợp; nâng cao năng lực phòng, chống dịch, điều trị bệnh; bảo đảm nguồn cung, kiểm soát chặt chẽ việc mua, sử dụng thuốc, vật tư y tế cho phòng, chống dịch.

Bám sát diễn biến của dịch Covid-19, xung đột Nga - Ukraine, chính sách Zero Covid của Trung Quốc, động thái chính sách của các ngân hàng trung ương các nền kinh tế lớn; kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; quản lý nợ xấu, có giải pháp căn cơ, bền vững hướng dòng tiền quay trở lại sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, ban hành điều kiện, tiêu chí quản lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp cùng với việc có giải pháp ổn định thị trường, tăng niềm tin của nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, có chính sách bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá cả hàng hóa nhất là điện, than, xăng dầu, vật tư nông nghiệp và nguyên vật liệu xây dựng; có giải pháp duy trì chuỗi cung ứng, tránh gián đoạn sản xuất, xuất khẩu và mở cửa du lịch, phát triển thị trường nội địa. Đặc biệt, lưu ý vấn đề an ninh năng lượng, bảo đảm điện năng cho sản xuất và tiêu dùng.

Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch, đặc biệt chú ý tới chất lượng các quy hoạch trước khi phê duyệt. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, cân đối hài hòa giữa vấn đề kinh tế và vấn đề xã hội, giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, đổi mới mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng; thúc đẩy quá trình chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch, chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Duma Quốc gia, nhấn mạnh thúc đẩy hợp tác nghị viện, hoàn thiện pháp lý.
Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Đại biểu Đỗ Văn Yên đề nghị cần có cơ chế mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn, khuyến khích chuyên gia tham gia xây dựng quy chuẩn.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cần xử lý nghiêm vi phạm và trao quyền linh hoạt cho Chính phủ để quản lý hiệu quả thị trường quảng cáo đang biến động.
Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sửa đổi) nhằm đảm bảo thể chế hóa đầy đủ Nghị quyết 57 và Chỉ thị 38.
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Theo đại biểu Nguyễn Duy Thanh, công bố hợp quy không có ý nghĩa trong quản lý, lãng phí thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, tạo gánh nặng cho người tiêu dùng.
Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

Đại biểu Quốc hội cảnh báo công bố tiêu chuẩn sai lệch gây rối loạn thị trường, yêu cầu tăng hậu kiểm và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần.
‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Ông Trịnh Xuân An cho rằng, không để danh hiệu, nhan sắc, sự nổi tiếng thay thế kiến thức chuyên môn trong quảng cáo sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Luật sửa đổi nhằm siết chặt quảng cáo xuyên biên giới, quy trách nhiệm người nổi tiếng khi quảng cáo sai lệch, tăng quyền tự chủ tài chính cho cơ quan báo chí.
Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Cần siết trách nhiệm pháp lý với người nổi tiếng, KOL quảng cáo sai sự thật; minh bạch thông tin sản phẩm để bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Tổng Bí thư hội kiến Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev, tái khẳng định nền tảng hữu nghị, tin cậy chính trị và quyết tâm thúc đẩy quan hệ 2 nước
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng mong muốn tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và mở rộng thương mại, đặc biệt tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, tận dụng tối đa lợi thế về dầu khí, dịch vụ, du lịch để phát triển kinh tế bền vững.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Sáng 9/5/2025, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp tổ chức Hội nghị Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

68 quân nhân Việt Nam tham gia duyệt binh ở Quảng trường Đỏ, nơi đúng 68 năm trước Bác Hồ dự duyệt binh với ánh mắt trăn trở.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Sau khi nghe các Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm về đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, Bộ Tài chính đã có ý kiến giải trình cụ thể.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chiều ngày 08/5/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Đạo luật mới tạo hành lang xây dựng Chiến lược nghiên cứu và phát triển AI quốc gia

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được Quốc hội thảo luận với kỳ vọng tạo hành lang pháp lý cho AI, tài sản số, thúc đẩy ngành công nghệ nền tảng.
Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Chính phủ sẽ cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Tại phiên thảo luận ngày 09/5, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng chưa nên vội vàng đánh thuế nước ngọt vì thiếu chứng cứ khoa học rõ ràng.
Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Đại biểu Lê Hoàng Anh khẳng định chính sách thuế nước ngọt cần đủ mạnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không thể vì tăng trưởng ngắn hạn mà đánh đổi sinh mệnh.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá, thao túng, đưa tin gây nhiễu loạn nhằm bảo đảm ổn định thị trường và uy tín hàng Việt.
Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Dự thảo Luật sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới kiểm soát hành vi tiêu dùng gây hại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng không làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Mobile VerionPhiên bản di động