Niềm tin vững chắc vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Mấy năm qua, đại dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng tiêu cực lớn đến kinh tế thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2020 đầu tư nước ngoài toàn cầu giảm hơn 40%.

Trong khi đó, hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, dù cũng phải chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhưng vẫn có sự ổn định, phát triển. Cụ thể, trong hai năm 2020-2021 đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chỉ giảm 3%. Và thực tế rất đáng mừng là: các doanh nghiệp quốc tế luôn tin tưởng, xác định Việt Nam là điểm đến tích cực, tin cậy.

Năm 2020 tuy có khó khăn nhưng Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư thế giới tin cậy với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 28 tỷ USD. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, trong quý I/2022, tổng vốn FDI vào Việt Nam ước đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất quý I của 5 năm qua. Trong đó gần 78% là trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo…

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng trong năm 2022
Ảnh minh họa

Riêng tỉnh Bình Dương quý I/2020 đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 1,6 tỷ USD, tăng gấp 3,6 lần so với quý I/2021. Bên cạnh đó, kinh tế trong nước cũng có sự tăng trưởng tích cực, nhất là công nghiệp; thêm nhiều doanh nghiệp mới, doanh nghiệp tư nhân ra đời, sản xuất kinh doanh có hiệu quả… Qua đó giúp cho kinh tế Việt Nam quý I/2022 khởi sắc, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp quý I/2022 tăng 7,07% cao hơn cùng kỳ năm 2021, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực dẫn dắt tăng trưởng của đất nước..

Những thành tích đáng phấn khởi trên là kết quả từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. sự điều hành của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong đó có vai trò tích cực của Bộ Công Thương. Với chức năng quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Công Thương đã tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ để có những chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo đúng, đồng thời Bộ cũng chủ động, tích cực triển khai nhiều biện pháp, việc làm thực tế góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương đã nỗ lực tiến hành cải cách hành chính, tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại, phối hợp cùng với các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế ngày càng phát triển hơn. Mới đây, trong báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021, bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã khen ngợi: “Ngân hàng Thế giới chúc mừng Chính phủ Việt Nam trong nhiệm kỳ qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.

Đầu tiên là việc tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh và cải cách hành chính. Bên cạnh việc tập trung cải cách nhằm mở cửa thương mại và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng thực hiện một loạt cải cách nhằm giảm chi phí kinh doanh, khắc phục quan liêu cho doanh nghiệp, trong đó đáng chú ý là Luật Doanh nghiệp do Chính phủ khởi xướng, có hiệu lực từ tháng 1/2021”. Bà cũng nêu rất cụ thể: “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã cắt giảm 3.893 trong tổng số 6.191 điều kiện (chiếm 63%)”.

Những thành tựu và tiến bộ về kinh tế trên đây đã góp phần để “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” như khẳng định của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Chính những sự thật thuyết phục đó đã đập mạnh vào sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã và đang chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Vừa qua, chúng cố tình bịa đặt, xuyên tạc: nền kinh tế Việt Nam đang kiệt quệ; kinh tế Việt Nam đang mất uy tín, quốc tế thiếu tin tưởng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài phải bỏ chạy khỏi Việt Nam.

Trong khi các cơ quan pháp luật Việt Nam xử lý nghiêm minh, đúng luật những sai phạm của một số doanh nghiệp, doanh nhân, được dư luận đồng tình, hoan nghênh thì các thế lực xấu lại lợi dụng việc làm cần thiết, hợp lý, hợp tình đó để chống đối, kích động các doanh nghiệp nước ngoài bài xích Việt Nam, cho rằng Việt Nam gây nhiều khó dễ cho các doanh nghiệp nước ngoài; chèn ép, âm mưu chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp tư nhân…

Không ai có thể phủ nhận được sự thật là các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đã và đang tiếp tục tin tưởng, kỳ vọng vào sự ổn định, phát triển toàn diện của Việt nam. Và khi đã có niềm tin vào Việt Nam thì việc hợp tác đầu tư sẽ càng mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Chúng ta cũng đồng thời tăng cường, đẩy mạnh tiềm năng, thế mạnh, niềm tin của nền kinh tế trong nước với sự vươn lên không ngừng của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, từ đó tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy kinh tế Việt Nam ngày càng ổn định và phát triển toàn diện, mạnh mẽ.

Phạm Thái Hưng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động