Vì sao 5 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu nước sinh hoạt? Lâm Đồng: Thiếu nước sinh hoạt trong thời kỳ khô hạn cao điểm tại TP. Bảo Lộc |
Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh vừa ký văn bản công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.
Người dân tại xã Tân Phước, Gò Công Đông mang can đi xin nước ngọt từ xe bồn trưa 5/4 (Ảnh: Hoàng Nam) |
Cùng với đó, đề ra các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả tình huống này nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Đây cũng là tỉnh địa phương đầu tiên ở miền Tây công bố tình huống khẩn cấp trong mùa khô năm nay, sau khi hạn mặn khiến hàng chục nghìn hộ bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng gần nửa tháng qua.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tỉnh chủ trì, khẩn trương phối hợp với UBND huyện Tân Phú Đông và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nhiệm vụ tổ chức vận chuyển nước ngọt (nước ngọt thô có độ mặn nhỏ hơn 100 mgCl-/lít) về các ao chứa nước tại huyện Tân Phú Đông, phục vụ duy trì hoạt động sản xuất nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông theo đúng quy định.
Ngoài ra, UBND tỉnh Tiền Giang cũng yêu cầu các đơn vị liên quan khảo sát chọn vị trí vận chuyển, thời gian vận chuyển, đảm bảo việc vận chuyển nước ngọt, cấp nước vào các ao chứa nước nhằm đảm bảo kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Tân Phú Đông một cách hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến mặn xem xét kết thúc sớm hoặc kéo dài thời gian vận chuyển nước ngọt.
Tiền Giang đã mở hàng chục vòi nước công cộng cấp nước miễn phí, để người dân sử dụng miễn phí nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề thiếu nước. Đến nay, đã có nhiều tổ chức, cá nhân cũng dùng sà lan, xe bồn chở nước ngọt đến vùng khô hạn phát miễn phí cho người dân, song chỉ giải quyết tạm thời tình trạng thiếu nước ngọt.