Thứ tư 16/04/2025 19:37

Địa phương nào dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu năm 2022?

Không chỉ là địa phương đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD về kim ngạch xuất nhập khẩu, TP. Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu với 43,6 tỷ USD.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, hết tháng 11/2022, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Hồ Chí Minh đạt 101,58 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 43,62 tỷ USD, nhập khẩu 57,96 tỷ USD.

Có 9 địa phương có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất và là địa phương đầu tiên của cả nước đạt kim ngạch xuất nhập khẩu trên 100 tỷ USD.

Tiếp ngay sau TP. Hồ Chí Minh - địa phương dẫn đầu cả nước với trị giá xuất khẩu (43,6 tỷ USD), là tỉnh Bắc Ninh với tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2022 đạt 42,4 tỷ USD.

Xếp vị trí thứ 3 là Bình Dương với kim ngạch xuất khẩu đạt 31,5 tỷ USD; Thái Nguyên đứng ở vị trí thứ 4 với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 28,4 tỷ USD; Đồng Nai xếp ở vị trí thứ 5 với trị giá xuất khẩu đạt 22,6 tỷ USD.

Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của các địa phương như Bắc Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên và Đồng Nai trong 11 tháng đầu năm lần lượt đạt 36,1 tỷ USD, 22,8 tỷ USD, 16,9 tỷ USD và 17,4 tỷ USD.

Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 673,7 tỷ USD, tăng 11,8%, tương ứng tăng 70,92 tỷ USD so với cùng kỳ 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 342,19 tỷ USD, tăng 13,4% (tương ứng tăng 40,5 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 331,51 tỷ USD, tăng 10,1% (tương ứng tăng 30,42 tỷ USD). Như vậy, hết tháng 11/2022, cả nước xuất siêu 10,68 tỷ USD.

Với quy mô kim ngạch đạt bình quân hơn 61 tỷ USD/tháng, giữa tháng 12, xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mốc mới 700 tỷ USD và cả năm ước đạt hơn 730 tỷ USD.

Ngoài ra, xét kim ngạch xuất khẩu theo địa phương, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, có 9 địa phương có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Nguyên và TP. Hồ Chí Minh.

Theo công bố của Tổ chức Thương mại thế giới, trong năm 2006 nền kinh tế Việt Nam được xếp hạng thứ 50 trên thế giới về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 44 về nhập khẩu hàng hóa. Sau hơn 10 năm, đến năm 2018, Việt Nam đã có bước tăng ấn tượng, xếp thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Theo đó, Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu.

Với xếp hạng gần đây trong năm 2021, Tổ chức Thương mại thế giới ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trị thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).

Với kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa ấn tượng ghi nhận trong năm 2022, thứ hạng xuất khẩu nhập của nước ta có thể được nâng cao trên phạm vi toàn cầu.

Nguyễn Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam