Xuất khẩu tăng trưởng cao, cả nước xuất siêu Tháng 7, cả nước xuất siêu 74 triệu USD |
Trong đó, xuất khẩu đạt 15,13 tỷ USD, giảm khoảng 7%, tương đương 1,13 tỷ USD so với nửa cuối tháng 7/2022.
Cán cân thương mại trong nửa đầu tháng 8 thâm hụt hơn 100 triệu USD. Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm đến 15/8, cả nước vẫn xuất siêu 1,39 tỷ USD.
Đánh giá về kết quả xuất nhập khẩu và xuất siêu của cả nước, tại Hội nghị trực tuyến về công tác phát triển thị trường với hệ thống cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài diễn ra chiều 19/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn định: "Cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu với con số trên 1 tỷ USD đã góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế".
Tính chung từ đầu năm đến 15/8, cả nước vẫn xuất siêu 1,39 tỷ USD |
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8, 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là: điện thoại và linh kiện (2,71 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (1,94 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,87 tỷ USD); dệt may (1,8 tỷ USD); giày dép (hơn 1 tỷ USD).
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 15,24 tỷ USD, tăng khoảng 7,8% so với nửa cuối tháng 7/2022 (tăng khoảng 1,1 tỷ USD).
Tính chung từ đầu năm đến 15/8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 464,13 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 232,76 tỷ USD, tăng 17,67% so với cùng kỳ năm 2021 (tăng gần 35 tỷ USD); kim ngạch nhập khẩu đạt 231,37 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021 ( tăng 14,1 tỷ USD).
Thời gian tới, cơ hội cho xuất khẩu sẽ đến khi dịch Covid-19 cơ bản được khống chế trên phạm vi toàn cầu, tạo thuận lợi cho thúc đẩy phục hồi kinh tế, gia tăng xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Theo lộ trình tại các FTA, thuế nhập khẩu của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm; thị phần hàng Việt Nam trong dung lượng nhập khẩu của các nước đối tác còn thấp, do vậy còn nhiều dư địa cho xuất khẩu của Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục gia tăng, tạo cơ sở để tăng nguồn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu thời gian tới.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023 với việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, là động lực để phát triển sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại của nước ta trong năm 2023.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chỉ rõ, công tác xuất khẩu những tháng cuối năm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể như: kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, làm giảm sức cầu hàng hóa.
Để gia tăng xuất khẩu thời gian tới, Bộ Công Thương đang xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt ban hành Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 tại Quyết định số 493/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2022. Hiện nay, Bộ đang khẩn trương tổng hợp ý kiến góp ý các Bộ, ngành, địa phương và các Hiệp hội ngành hàng để bổ sung, hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.