Đến năm 2050, vùng Tây Nguyên được hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

Đến năm 2050, các tỉnh Tây Nguyên được định hướng là vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn... và là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 371/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nội dung quy hoạch, vùng Tây Nguyên bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Đến năm 2050, vùng Tây Nguyên được hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước
Đến năm 2050, vùng Tây Nguyên được hướng đến là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước

Cụ thể, Quyết định số 371 phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Tây Nguyên được hướng đến là vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Không gian sinh thái, giàu bản sắc văn hóa. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển. Kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, là các nền tảng quan trọng thúc đẩy Tây Nguyên kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường...

Theo hướng phát triển, 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực: cây công nghiệp (như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu, bông vải, mía), cây ăn quả (như sầu riêng, bơ, chanh leo, chôm chôm, mít), cây dược liệu, sâm Ngọc Linh, rau, hoa ôn đới gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tạo ra sản phẩm có thương hiệu; phát triển các vùng chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản tập trung; thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm).

Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế; liên kết các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa các địa phương.

Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng bền vững gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia. Hình thành các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển kinh tế rừng, khuyến khích trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện phù hợp về đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản; tiếp tục phát triển bền vững các vùng nguyên liệu đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến lâm sản...

Về ngành công nghiệp, vùng Tây Nguyên ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ, thân thiện môi trường gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng. Hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến sâu, cụm liên kết ngành gắn với các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế; liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung bộ, tiểu vùng Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.

Đồng thời, phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vùng...

Vùng Tây Nguyên phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ tương hỗ phát triển với các ngành nông nghiệp, công nghiệp; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng và ngoài vùng theo các hành lang kết nối vùng và với cảng biển lớn ra các thị trường quốc tế.

Phát triển thương mại hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phù hợp với điều kiện đặc thù của thị trường khu vực đô thị, nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số cửa khẩu quốc tế chính.

Phát triển dịch vụ logistics gắn với các trung tâm, hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm, gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống, văn hóa cà phê và du lịch cộng đồng...

Song Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Bộ Tài chính cho biết khi xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Chuyển đổi xanh ESG, xây dựng mô hình dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chuyển đổi xanh gắn kết với địa phương, chìa khóa cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác

Chuyển đổi xanh đang là một lựa chọn bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn gia tăng cơ hội hút vốn đầu tư và đưa sản phẩm ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Đây là ý kiến chung của nhiều đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Hà Nội ngày 10/12/2024.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Ngày 10 tháng 12, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức 'Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024' với chủ đề 'Từ lập kế hoạch đến hành động'.
Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng vừa ra mắt Sổ tay hướng dẫn các hành động ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai điển hình tại TP. Đà Nẵng.
Panasonic khởi động chiến dịch

Panasonic khởi động chiến dịch 'Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững'

Panasonic Việt Nam phát động chiến dịch “Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững”, đánh dấu sự trở lại của chương trình “Cùng Gen G Sống xanh đi” mùa thứ ba.
AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

Vừa qua, tại Lễ Công bố Doanh nghiệp Bền vững (CSI) 2024, AEON Việt Nam tự hào lần thứ hai liên tiếp được vinh danh trong Top 3 ngành thương mại – dịch vụ.
Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Một trong những tiêu chí để được xuất hàng sang châu Âu mà doanh nghiệp cần ghi nhớ đó là thực hiện trách nhiệm xã hội, trong đó có thúc đẩy bình đẳng giới.
Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Huyện Đồng Văn, Hà Giang phấn đấu hoàn thành xóa 89 ngôi nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công trước Tết Nguyên đán 2025.
Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

Khi gặp tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác thì phương tiện phải được trả ngay.
MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

Ngày 29/11/2024, MM Mega Market Việt Nam đã được vinh danh trong hạng mục Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ.
Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn đã trao tặng 160 thùng rác tái chế cho người dân xã đảo Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và tổ chức hoạt động “Green day”- đổi rác lấy quà.
Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

Ngoài tạo ra sản phẩm có chất lượng, uy tín với người tiêu dùng, văn hóa kinh doanh còn được thể hiện qua ý thức của doanh nghiệp trong ứng xử với môi trường.
SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

Ngày 29/11 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục lần thứ 9 được vinh danh Top 10 doanh nghiệp Phát triển bền vững 2024.
100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024 đã biểu dương 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu ở cả lĩnh vực sản xuất và thương mại dịch vụ.
Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

Sáng 28/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH ASHUI tổ chức Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam”.
17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới

17 doanh nghiệp Việt Nam vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp thúc đẩy bình đẳng giới.
Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Với xu hướng phát triển kinh tế xanh, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu Net Zero bằng cách kết hợp công nghệ xử lý chất thải tiên tiến và thúc đẩy tài chính xanh
Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Bên cạnh sự quan tâm của cơ quan nhà nước, công tác thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam thời gian qua còn có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.
Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới đã mang lại những cơ hội thiết thực cho phụ nữ Việt Nam trong công việc, cuộc sống và đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững.
Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Hà Nội: Phấn đấu 100% siêu thị không sử dụng túi nilon khó phân hủy vào năm 2025

Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu 70-80% các chợ truyền thống; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện và khử phát thải cacbon trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam cần tập trung vào 5 trụ cột.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động