Đến năm 2030, Hải Phòng phấn đấu đóng góp khoảng 6,8% vào GDP cả nước

Ngày 15/1, thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị Công bố Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hải Phòng: Sẽ có nhiều đổi mới trong tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng: Gần 1.400 tỷ đồng khởi công dự án nối 2 huyện với quốc lộ 10 Hải Phòng, Quảng Ninh thống nhất công tác bảo tồn vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà

6 quan điểm quy hoạch để Hải Phòng phát triển

Ngày 2/12/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thông tin tại hội nghị, UBND thành phố Hải Phòng cho biết: Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đưa ra 6 quan điểm phát triển. Trước hết, quy hoạch phải phù hợp, đồng bộ với định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các Chiến lược quốc gia, các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XVI; chủ động nắm bắt cơ hội, phát huy lợi thế đặc biệt là “cửa chính ra biển” đối với cả miền Bắc, xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, trung tâm kết nối kinh tế và động lực phát triển của Vùng đồng bằng Sông Hồng, của Bắc Bộ và cả nước.

Tập trung phát triển một số lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại, nhất là lĩnh vực kinh tế biển để Hải Phòng thực sự đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước; sớm trở thành thành phố có công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số; trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế.

Đến năm 2030, Hải Phòng phấn đấu đóng góp khoảng 6,8% vào GDP cả nước
Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra nhiều mục tiêu phát triển - Ảnh minh họa

Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trên cơ sở khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, mối tương quan, liên kết với các tỉnh ven biển Bắc Bộ, khu vực Đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh phía Bắc và kết nối quốc tế; mở rộng, phân bố không gian phát triển hợp lý, gắn kết chặt chẽ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa.

Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại, góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia; đảm bảo an toàn cuộc sống và sản xuất của người dân, doanh nghiệp cả trên đất liền và trên biển, đảo; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, trước hết là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối thông suốt cảng biển với các các vùng nội địa, làm cơ sở cho việc phát triển mạnh dịch vụ logistics và hạ tầng phát triển kinh tế số, xã hội số, chính quyền số.

Ngoài ra, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các loại khoáng sản; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2021-2030 khoảng 13,5%/năm

Từ những quan điểm này, thành phố Hải Phòng cũng đặt ra mục tiêu phát triển đến năm 2030, trong đó chú trọng xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thuỷ nội địa; trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Về kinh tế: Tỷ trọng đóng góp GRDP của thành phố Hải Phòng vào tổng sản phẩm (GDP) của cả nước đến năm 2030 đạt khoảng 6,8%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 tăng khoảng 13,5%/năm, trong đó: Công nghiệp-xây dựng tăng khoảng 15,3%/năm (công nghiệp tăng 15,8%/năm, xây dựng tăng 12,2%/năm); dịch vụ tăng khoảng 12,5%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 0,9%/năm;

Đồng thời, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng chiếm 51,7% (công nghiệp chiếm 46,8%); ngành dịch vụ chiếm 43,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,0%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,1%; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 558 triệu đồng tương đương khoảng 21.700 USD;

Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đến năm 2030 đạt 56-59%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 8,9-10,7%/năm; Kinh tế số đạt khoảng 40% GRDP thành phố;

Hải Phòng cũng đặt ra mục tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2030 đạt 300-310 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 90-98 nghìn tỷ đồng…

Hướng đến mục tiêu trở thành, thành phố cảnh biến lớn của thế giới vào năm 2050

Cũng theo quy hoạch, Hải Phòng đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh. Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao; hệ thống an sinh xã hội bền vững; dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng và chuyên nghiệp, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. Các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, phát huy. Môi trường sống tốt, thân thiện với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về phương hướng phát triển, Hải Phòng ưu tiên phát triển các ngành chủ lực có vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của thành phố, gồm: Sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin; Dịch vụ cảng biển và logistics, thương mại. Phấn đấu 3 nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 55 - 60% giá trị tăng thêm trên địa bàn thành phố vào năm 2030.

Đến năm 2030, Hải Phòng phấn đấu đóng góp khoảng 6,8% vào GDP cả nước
Hải Phòng hướng đến mục tiêu trở thành phố cảnh biến lớn của thế giới vào năm 2050 - Ảnh Haiphong.gov (ảnh minh họa)

Khuyến khích nhóm ngành kinh tế có nhiều triển vọng phát triển như: Kinh tế số; kinh doanh bất động sản; dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ du lịch, văn hóa, nghệ thuật; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao; điện gió ngoài khơi; xây dựng;...

Tiếp tục duy trì hợp lý, hiệu quả và bền vững các nhóm ngành khai thác thế mạnh đặc trưng truyền thống của thành phố như: sản xuất trang phục; sản xuất thiết bị điện; sản xuất máy móc, thiết bị; cơ khí tiêu dùng và cơ khí giao thông; chế biến nhựa, cao su; đóng mới và sửa chữa tàu biển;...

Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng khai thác triệt để các tiềm năng, lợi thế sẵn có để ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục đóng vai trò là trụ cột kinh tế của Hải Phòng.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời sẵn sàng tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp quốc phòng khi có nhu cầu.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, có thế mạnh như cơ khí chế tạo, cơ khí giao thông, công nghiệp điện tử…; thúc đẩy phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh.

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới. Khôi phục lại một số ngành công nghiệp trước đây vốn là thế mạnh của Hải Phòng, đặc biệt là đóng mới và sửa chữa tàu biển.

Mở rộng, xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp; thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng. Thúc đẩy hình thành các cụm liên kết ngành và khu công nghiệp chuyên biệt. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Vùng đồng bằng Sông Hồng.

Hải Phòng phát triển nhanh các ngành dịch vụ với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics, du lịch và thương mại.

Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại. Đầu tư phát triển hệ thống logistics, chợ đầu mối hiện đại, thông minh, bền vững; đẩy mạnh thương mại điện tử; hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm.

Xây dựng mới các trung tâm thương mại, tài chính tầm cỡ quốc gia, quốc tế; các khu trung tâm dịch vụ thương mại gắn với dịch vụ cảng hàng không (Cát Bi, Tiên Lãng), đô thị mới Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên), An Dương,…

Hình thành các tuyến phố thương mại, dịch vụ, ẩm thực,... ở khu vực nội thành lịch sử. Xây dựng các chợ đầu mối ở Đồ Sơn, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão,…

Bên cạnh đó, Hải Phòng tập trung khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch biển tại Cát Bà - Đồ Sơn, liên kết với các tỉnh trong Vùng đồng bằng Sông Hồng hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.

Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng (du lịch biển đảo, du lịch văn hoá – lịch sử, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khoẻ,…); chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

Khai thác hiệu quả vị thế, tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển, đưa Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế.

Phát triển mạnh các ngành kinh tế hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới...

Thái Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ngãi: Tìm giải pháp phát triển du lịch bền vững

Quảng Ngãi: Tìm giải pháp phát triển du lịch bền vững

Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển du lịch; du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới 2025.
Quảng Ninh: Xử phạt tàu du lịch Black Pearl QN-6699 vì tổ chức chơi pickleball trên boong

Quảng Ninh: Xử phạt tàu du lịch Black Pearl QN-6699 vì tổ chức chơi pickleball trên boong

Tại Quảng Ninh, tàu du lịch Black Pearl QN-6699 đã tổ chức chơi pickleball trên boong tàu gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe người tập luyện thi đấu.
Đắk Nông tăng tốc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ

Đắk Nông tăng tốc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ

Trong những năm gần đây, tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh phát triển hệ thống phân phối bán lẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và thúc đẩy tăng trưởng.
Bà Rịa - Vũng Tàu lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri từ ngày 17-19/4 về việc hợp nhất tỉnh và đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

Thái Nguyên phê duyệt dự án khu công nghiệp hơn 2.400 tỷ

UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt dự án Khu công nghiệp Thượng Đình hơn 2.486 tỷ đồng, triển khai tại huyện Phú Bình.

Tin cùng chuyên mục

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4

Cập nhật lịch cúp điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 17/4 đến 19/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Người Đắk Nông chọn hàng Việt: Ưu tiên vì chất lượng, tin dùng vì tự hào

Tỉnh Đắk Nông đang tích cực triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần nâng cao nhận thức tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất.
Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Điện Biên: Sẵn sàng cho Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải

Lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ A Pa Chải sắp diễn ra tại Điện Biên. Đây là điểm nhấn kỷ niệm 71 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Lập Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hoà Bình

Tỉnh uỷ 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình nhất trí với việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
Đề xuất cách đặt tên xã và tỉnh sau sáp nhập

Đề xuất cách đặt tên xã và tỉnh sau sáp nhập

Dự thảo Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính khuyến khích đặt tên cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự.
TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

TP. Hồ Chí Minh: Kết luận mới nhất về sắp xếp, tổ chức bộ máy hàng loạt cơ quan

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa có kết luận về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, trong đó không thành lập Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Bà Rịa-Vũng Tàu huỷ quyết định giao 86,5ha đất cho doanh nghiệp

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa hủy quyết định giao 86,5 ha đất Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ Dầu khí Vũng Tàu vì không đủ căn cứ, không đúng trình tự.
Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến 16/4

Lịch cúp điện Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến 16/4

Lịch dự kiến cúp điện tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 14/4 đến ngày 16/4, theo Điện lực Miền Nam.
Nhân sự địa phương: Triển khai quyết định công tác cán bộ của Ban Bí thư

Nhân sự địa phương: Triển khai quyết định công tác cán bộ của Ban Bí thư

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (7-13/4), các tỉnh Kiên Giang, Long An đã công bố quyết định về công tác cán bộ của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-17/4/2025 mới nhất

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-17/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 14/4 đến 17/4/2025, thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Hà Giang làm gì để thành điểm đến văn hóa hàng đầu?

Hà Giang làm gì để thành điểm đến văn hóa hàng đầu?

Sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều giá trị văn hóa độc đáo, tỉnh Hà Giang đang có nhiều lợi thế trở thành điểm đến văn hoá hàng đầu châu Á.
Kinh tế Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre có lợi thế gì?

Kinh tế Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre có lợi thế gì?

Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre sẽ có lợi thế rất lớn vì 3 tỉnh có đường bờ biển dài, thế mạnh để phát triển kinh tế biển và dự án năng lượng.
Nghệ An: Thiệt hại nặng nề sau trận lốc xoáy kèm mưa đá

Nghệ An: Thiệt hại nặng nề sau trận lốc xoáy kèm mưa đá

Trước thiệt hại do trận lốc xoáy kèm mưa đá, xã Tam Hợp và Tam Quang (tỉnh Nghệ An) đã có báo cáo và đề xuất huyện hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả.
Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Trong bức tranh toàn cầu hóa dữ liệu và AI, Thái Nguyên đang chuyển mình từ thủ phủ công nghiệp truyền thống thành trung tâm số hóa và bán dẫn mới của miền Bắc.
Vì sao Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sáp nhập?

Vì sao Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sáp nhập?

Ngày 10/4, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã lý giải lý do các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An không trong diện sắp xếp đơn vị hành chính.
Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Nổ lò hơi tại Công ty TNHH Hương Đông (Thái Nguyên) khiến 4 công nhân bị bỏng, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra và hỗ trợ nạn nhân.
Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tại TP. Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang được gấp rút hoàn thành.
Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Sở Công Thương Nghệ An vừa phối hợp với VCCI tổ chức Hội nghị tập huấn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Được khởi công từ tháng 3/2010, thế nhưng Thủy điện Hồi Xuân không thể hoàn thành, đã “đắp chiếu” nhiều năm. Đây là một bài học lớn từ những dự án chậm tiến độ.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Công ty Điện lực Tiền Giang vừa thông tin về lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh từ ngày 11/4 đến 13/4/2025.
Mobile VerionPhiên bản di động