Đến năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu hồ tiêu và cây gia vị lên 2 tỷ USD

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu và cây gia vị của Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, ngành hàng này đặt mục tiêu xuất khẩu lên con số 2 tỷ USD vào năm 2025.
Xuất khẩu hồ tiêu và gia vị đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 2 tỷ USD Tháng 3/2023, lượng xuất khẩu hồ tiêu ghi nhận mức cao kỷ lục kể từ tháng 4/2020

Sáng 21/4, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Hội nghị “Hành trình Việt Nam trở thành nhà cung cấp hồ tiêu và gia vị bền vững”.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện Bộ Công Thương, đại diện các địa phương có vùng nguyên liệu cây gia vị, đại diện các tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững như Tổ chức IDH Hà Lan, Sippo, CRED Thuỵ Sỹ... cùng với sự tham gia đông đảo của doanh nghiệp chế biến, sản xuất và xuất khẩu nông sản, gia vị Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu được 76.727 tấn hồ tiêu, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 235,9 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu tăng 40,5% tương đương 22.112 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giảm 7,3% tương đương 18,5 triệu USD.

Quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu được 18.685 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 54,8 triệu USD, tăng 45,8% về lượng và 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu được 3.369 tấn hồi, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái lượng xuất khẩu tăng 261,9%.

Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu gia vị lớn trên thế giới, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 11% thị phần toàn cầu năm 2022 (theo ITC), trong đó phải kể đến vị trí hàng đầu, chiếm thị phần nhập khẩu lớn tại các thị trường Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông của một số gia vị Việt Nam như hồ tiêu, quế và hồi…

Gầy đây, các thị trường nhập khẩu liên tục có những cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như gia tăng tần suất kiểm soát và siết chặt quy định MRLs đối với thực phẩm nói chung bao gồm cả gia vị của Việt Nam. Do đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về tình hình thị trường và ngành hàng, nắm rõ quy định của cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam cũng như các quy định của nước nhập khẩu là hết sức cần thiết.

Ông Nguyễn Văn Diện - Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp – Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận định, với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, tạo ra những mặt hàng gia vị quế, hồ tiêu, hồi đứng Top 5 thế giới. Trong những năm qua, ngành gia vị đã có những đóng góp quan trọng trong bức tranh chung của kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Đặc biệt hơn nữa là ngành hàng này gắn bó với hơn 1 triệu hộ nông dân sản xuất nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, hành trình để đạt mục tiêu là nơi cung cấp gia vị tốt cho thế giới là rất gian nan. Bởi diện tích sản xuất hiện nay manh mún, sản xuất nhỏ, liên kết còn hạn chế nên để tạo vùng nguyên liệu theo đúng nghĩa rất khó. Bên cạnh đó là việc đáp ứng yêu cầu về chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các thị trường xuất khẩu.

Đồng quan điểm về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Quyên - đại diện Tổ chức IDH Việt Nam – đánh giá, thách thức lớn nhất đối với xuất khẩu hồ tiêu là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, còn với xuất khẩu quế là dư lượng kim loại nặng. Ngoài ra, là các thách thức liên quan tới môi trường như giảm phát thải carbon, khuyến khích mô hình canh tác bền vững, mô hình trồng xen một cách bền vững… Ngoài ra là các thách thức về xã hội như lao động trẻ em, lao động bình đẳng giới.

Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tich Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam – nhận định, hiện Việt Nam đứng thứ nhất về tỷ trọng xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu hồ tiêu, dù vậy, dư địa để phát triển và khai thác thêm cho cây hồ tiêu vẫn còn.

Bởi lẽ, hiện Việt Nam đã và đang hội nhập toàn cầu, với nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, trong đó, khi các FTA đi vào thực thi thì nhóm hàng nông sản trong đó nhóm hàng cây gia vị có lợi thế so sánh tuyệt đối trong thị trường gia vị toàn cầu, nguyên nhân do chúng ta có lợi thế về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng đất đai.

Dù đạt được những kết quả cũng như lợi thế nhất định, tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thế giới hiện nay, ngành hàng gia vị nói chung và hồ tiêu nói riêng không chỉ chịu tác động bởi yếu tố cung và cầu mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác như các yếu tố địa chính trị có thể là nguyên nhân chính tiếp tục gây ra những bất ổn.

Các yêu cầu và quy định khắt khe của thị trường nhập khẩu về rào cản phi thuế quan tiếp tục gia tăng, đặc biệt các vấn đề liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (liên quan đến hồ tiêu) và kim loại nặng (liên quan đến cây quế). Diễn biến khó lường của biển đổi khí hậu sẽ là thách thức chính đối với ngành nông nghiệp trên toàn cầu. Các loại chi phí gia tăng sẽ tác động lớn đến nguồn cung.

Bà Hoàng Thị Liên nhận định, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu ngành hàng hồ tiêu và cây gia vị đạt hơn 1,4 tỷ USD, đóng góp vào con số hơn 55 USD tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn năm 2022.

Là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đứng thứ nhất thế giới, và đứng thứ hai thế giới đối với cây quế. Tuy nhiên, nội tại ngành vẫn còn nhiều tồn tại, như thiếu vai trò trung gian cầu nối giữa khối tư và khối công, giữa nhà nước và doanh nghiệp và thiếu vắng vai trò của Hiệp hội; thiếu nghiên cứu thị trường, thiếu kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân, nông dân và nhà chế biến;….

Bà Hoàng Thị Liên chia sẻ, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gia vị bền vững, đa gia vị chứ không chỉ dừng ở cây tiêu và quế, tạo sức mạnh tổng hợp, định vị là quốc gia cây gia vị trên thị trường thế giới, hướng đến mục tiêu xuất khẩu toàn ngành đạt trên 2 tỷ USD trong 3 năm tới.

Ngành hàng hồ tiêu và cây gia vị cũng đặt mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Việc này đòi hỏi toàn bộ các thành viên trong toàn chuỗi phải đi cùng nhau và bắt buộc phải đi cùng nhau, cùng với đó là việc xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng này.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Lào Cai: Phân luồng qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025

Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai ban hành văn bản thông báo phân luồng phương tiện chở hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành mùa vải 2025.
Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương đã và đang tiến hành soạn thảo, xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo.
Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Giá trị xuất khẩu nông nghiệp hữu cơ mới đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản, một con số khá khiêm tốn.
Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Cục Hải quan (Bộ Tài chính) có thông báo số 4976/CHQ-GSQL ngày 14/5 về việc tăng cường kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa.
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu các thông tin trên để xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Chiến lược “Ba kết nối” trong đó có việc tăng đầu tư, du lịch sẽ là động lực, tác động hiệu quả trong việc nâng thương mại Việt Nam - Thái Lan đạt 25 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Xuất nhập khẩu là minh chứng của việc tăng trưởng thần kỳ khi trong giai đoạn 2001-2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng hơn 25 lần, đạt 786,29 tỷ USD.
Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.
Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Việc Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo trong năm nay liệu có tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam?
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Tăng trưởng toàn ngành nông, lâm, thủy sản quý I/2025 đạt mức 3,74%, cao nhất trong nhiều năm qua, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trong kịch bản tăng trưởng quý.
Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Cùng với việc chuẩn bị điều kiện hạ tầng, nhân lực cho việc kiểm dịch thực vật, công tác chuẩn bị thị trường cho trái vải cũng đã sẵn sàng.
Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng.
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Mobile VerionPhiên bản di động