Đề xuất Thủ tướng duyệt Dự án đầu tư, kinh doanh Khu công nghiệp Phúc Sơn, Bắc Giang
Đầu tư 10/09/2023 17:16 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bắc Giang: các khu công nghiệp thu hút 1,3 tỷ USD vốn đầu tư trong 8 tháng đầu năm Khuyến công Bắc Giang thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 7298/BC – BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về báo cáo thẩm định Hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phúc Sơn, tỉnh Bắc Giang.
![]() |
Phối cảnh Khu công nghiệp Phúc Sơn - Bắc Giang. |
Trên cơ sở các nội dung thẩm định, căn cứ hồ sơ Dự án, ý kiến thẩm định của 8 bộ, UBND tỉnh Bắc Giang và các cơ quan có liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hồ sơ Dự án đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật Đầu tư; khoản 8 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Điều 9 và khoản 1 Điều 10 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phúc Sơn với quy mô sử dụng đất của dự án 123,94 ha. Địa điểm thực hiện Dự án tại xã Phúc Sơn và xã Lam Cốt, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang do Công ty cổ phần Le Delta là nhà đầu tư,
Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.836 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 280 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án là không quá 24 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được Nhà nước bàn giao đất, cho thuê đất. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Nhà đầu tư có trách nhiệm đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện Dự án theo đúng tiến độ đã cam kết; đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 02/2022/NĐ-CP khi thực hiện hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp; chỉ thực hiện Dự án sau khi việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai, quản lý, sử dụng đất trồng lúa và nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Đất đai.
Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện Dự án.
Tại công văn số 7298/BC – BKHĐ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện Dự án, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện Dự án đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật vể đất đai.
UBND tỉnh Bắc Giang phải kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất, trong đó lưu ý điều kiện về năng lực tài chính; trường hợp nhà đầu tư không đảm bảo đáp ứng điều kiện cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất phải kịp thời có giải pháp xử lý theo quy định của pháp luật; đảm bảo điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan có liên quan tổng hợp địa điểm và quy mô diện tích của Dự án vào các quy hoạch, kế hoạch có liên quan, trong đó có kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm 2021 - 2025, hàng năm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh Bắc Giang; chịu trách nhiệm rà soát, đảm bảo tiến độ giao đất để thực hiện Dự án phù hợp với kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang và huyện Tân Yên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hàng trăm héc-ta tại KCN Hiệp Phước bỏ hoang nhiều năm: Gập ghềnh thủ tục hành chính

Thu hút vốn FDI tăng trưởng cao, Tổng Cục Thống kê nhận định gì?

9 tháng, thực hiện đầu tư công đạt gần 415,5 nghìn tỷ đồng

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

Thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam tiếp tục là lựa chọn ưu tiên
Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng

GDP khó về đích, cần giải pháp đột phá cho nền kinh tế

Báo Mỹ: Việt Nam đang trở thành “nam châm” hút FDI ở Đông Nam Á

Thu hút đầu tư nước ngoài: Đón cơ hội, nâng lượng, tăng chất

Khu công nghiệp Hải Dương “hút” doanh nghiệp Singapore đầu tư gần 6.100 tỷ đồng

Hải Phòng: Gần 1 tỷ đô đăng ký đầu tư vào các khu công nghiệp trong tháng 9/2023

Cơ quan Trung ương nào dẫn đầu giải ngân vốn đầu tư công?

Hải Dương đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại Houston (Hoa Kỳ)

Phó Chủ tịch nước đến thăm và làm việc với công ty Movitel tại Mozambique

Hải Phòng: Thu hút 688 dự án đầu tư với tổng vốn lên tới 36,32 tỷ USD

32 dự án FDI của Hải Dương thu hút thêm hơn 187 triệu USD

Doanh nghiệp Hoa Kỳ cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Hưng Thịnh Quy Nhơn sẽ đạt được thỏa thuận gia hạn thêm 2 năm cho 4.000 tỷ đồng trái phiếu

Nhật Bản đứng thứ 2 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Việt Nam đón dòng vốn đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ cao

Nhóm dự án nào phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư?

Nhật Bản đầu tư loạt dự án vốn "khủng" vào Hải Dương

Apple hoàn tất chuyển 11 nhà máy sản xuất sang Việt Nam
