Đề xuất tăng mức lợi nhuận khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15%
Thời sự 19/09/2023 15:10 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tiếp tục chương trình làm việc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 ngày 19/9, phiên hội thảo Chuyên đề 2 diễn ra với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới”.
Trách nhiệm của các địa phương
Điều phối thảo luận, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, để triển khai thực hiện thành công mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội, vai trò của các địa phương hết sức quan trọng.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương điều hành phiên chuyên đề |
Trong thời gian qua, Hà Nội là một trong những địa phương quan tâm phát triển nhà ở xã hội khi đi đầu trong xây dựng, ban hành Chương trình phát triển nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề nghị ông Mạc Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dưới góc nhìn của địa phương, chính sách nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) cần có những điểm mới và đột phá gì để khuyến khích địa phương và thu hút sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế trong phát triển nhà ở xã hội?
Với góc độ địa phương, ông Mạc Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, theo chiến lược phát triển nhà, mục tiêu Thành phố phát triển 6,8 triệu m2. “Đây là chỉ tiêu lớn” - ông Minh nói.
Để hoàn thành mục tiêu này, theo ông Minh, việc đề xuất, tham mưu chính sách thu hút các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia là cần thiết. Trong đó, Thành phố đề nghị cần có giải pháp cải cách về trình tự thủ tục, đặc biệt là lựa chọn nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án nhà ở xã hội.
![]() |
Ông Mạc Đình Minh - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội |
Liên quan đến tiền sử dụng đất thu được từ 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội trong khu nhà ở thương mại, Hà Nội đề xuất sửa đổi khoản 3 điều 81 dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), được sử dụng số tiền này thông qua quỹ phát triển nhà ở địa phương để phát triển đầu tư hoặc cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội.
Cùng với đó, ông Minh đề xuất tăng lợi nhuận định mức của các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội lên 15% (trước đây quy định là 10%).
Chủ động dành quỹ đất cho nhà ở xã hội
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã chia sẻ về những điểm mới trong nội dung quy định về nhà ở xã hội của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) so với luật hiện hành.
Ông Sinh cho biết, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới. Dự án luật có 8 nhóm chính sách trong đó có chính sách về phát triển nhà ở xã hội.
Chính phủ chỉ đạo để bảo đảm nguyên tắc về tính thống nhất với các Luật Đất đai, Đầu tư, Xây dựng, Kinh doanh bất động sản, cũng như cải cách thủ tục hành chính, khơi thông nguồn lực, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia đầu tư dự án nhà ở xã hội.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh phát biểu tại Diễn đàn |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung chính sách nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp gồm nhà ở xã hội và nhà lưu trú và chính sách nhà ở cho lực lượng vũ trang…
Trong đó, dành quỹ đất cho nhà ở xã hội, giao UBND cấp tỉnh chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình kế hoạch đã duyệt, như vậy có thể dành quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại hoặc các dự án độc lập cho nhà ở xã hội.
Cùng với đó là nhóm chính sách ưu đãi chủ đầu tư tham gia dự án nhà ở xã hội như miễn tiền sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ưu đãi…
Về đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, ông Sinh cho biết, dự thảo luật giảm bớt các thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội, bỏ tiêu chí về cư trú. Như vậy công dân Việt Nam chỉ cần có đủ điều kiện về thu nhập và nhà ở.
Ngoài ra dự án luật còn cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, xác định giá bán, giá thuê mua. Thứ trưởng Bộ Xây dựng tin tưởng với những sửa đổi này thời gian tới sẽ tạo cơ chế thông thoáng thúc đẩy nhà ở xã hội.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam

Việt Nam sơ tán 338 công dân tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Đông Nam Á tại Pháp
Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào

Việt Nam là hình mẫu thành công về ứng phó biến đổi khí hậu

Dấu mốc quan trọng hiện thực hóa FTA Việt Nam - UAE

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ Việt

Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh
