Đại biểu Quốc hội đóng góp về cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Một trong những nội dung quan trọng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đó là Quốc hội xem xét một số cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đề nghị chính sách đặc thù cho di dân vùng dự án điện hạt nhân Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo Quốc hội 10 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Thống nhất ban hành chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận

Trong chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV sáng ngày 14/2, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trình Quốc hội một số cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Chính phủ trình Quốc hội 10 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân
Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa ủy quyền Chính phủ trình Quốc hội các cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân. Ảnh: QH

10 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù được Chính phủ trình được cho là nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới.

“Chất thử nghiệm” để hoàn thiện chính sách

Lý giải phải cần cơ chế đặc thù cho dự án, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - nhấn mạnh: Chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, đòi hỏi ở đây là rất cấp bách, nhanh, hiệu quả. Trong khi đó, thể chế pháp luật của chúng ta đã được xây dựng từ rất lâu, có những nội dung đang trong quá trình sửa chữa, hoàn thiện và để hoàn thiện cần phải có một số thủ tục, thời gian. Nếu cứ làm tuần tự, từng bước, sẽ không đáp ứng được thời gian yêu cầu.

Trong các dự án hiện nay được đệ trình thường được kèm theo nhóm chính sách, hay gọi một số cơ chế đặc thù đâu đó có khác biệt nhưng cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Đây là quy định mang tính chất thử nghiệm, nếu quy định đó là tốt, chúng ta sẽ có tổng kết thực tiễn và được đưa vào trong quá trình hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.

Phan Đức Hiếu
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Do đó, dự án nhà máy điện hạt nhân hay các dự án đầu tư đường sắt, đường bộ thường kèm theo các nhóm chính sách đặc thù. Về chủ trương Quốc hội thống nhất, tuy nhiên, trong quá trình xem xét các nhóm chính sách, Quốc hội cũng dựa trên một số nguyên tắc. Vấn đề gì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì mới quyết; nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ tự làm, tự quyết; đảm bảo nguyên tắc hạn chế khả năng lạm dụng và đề cao trách nhiệm” - ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Cơ chế đặc thù: Cần thiết để tạo đột phá

Thống nhất cần phải có chính sách đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trước khi bước vào phiên thảo luận tại tổ vào chiều ngày 14/2, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại biểu Nguyễn Chu Hồi - đoàn TP. Hải Phòng - khẳng định: Với mục tiêu dự án phải làm nhanh, muốn nhanh phải có biện pháp tăng tốc.

10 nhóm cơ chế, chính sách được Bộ Công Thương báo cáo trước Quốc hội tuy chuẩn bị gấp nhưng đã được tiếp thu chỉnh sửa, loại bỏ những chính sách không thuộc thẩm quyền của Quốc hội” - đại biểu nêu.

Đại biểu NGuyễn Chu Hồi
Đại biểu Nguyễn Chu Hồi - Đoàn TP. Hải Phòng - tại phiên thảo luận ở tổ vào chiều ngày 14/2

Liên quan đến đề xuất phân thêm thẩm quyền để đẩy nhanh tiến độ bảo đảm chất lượng của dự án, trao đổi về nội dung này, đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho rằng, đã là chính sách đặc thù thì những thẩm quyền giao thêm phải không nằm trong các quy định của pháp luật hoặc những văn bản có tính chất pháp luật hiện nay.

Tuy nhiên, theo đại biểu, quyền hạn phải đi cùng nghĩa vụ, nên trong Nghị quyết cần quy định rõ để “giao quyền nhưng không phải giao khoán”, cơ quan được giao quyền phải có trách nhiệm kiểm soát, tránh lãng phí, thất thoát xảy ra.

Đại biểu cho rằng, Chính phủ giao dự án cho một số cơ quan của ngành Công Thương trực tiếp đứng ra làm chủ đầu tư, đấy là chủ trương đúng.

Chúng ta đã có kinh nghiệm thực tiễn, mặc dù chúng ta vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng về lâu dài, chúng ta phải nội lực hóa các sản phẩm do chúng ta làm ra, nhất là trong bối cảnh chúng ta chủ trương phát triển độc lập, tự chủ” - đại biểu Nguyễn Chu Hồi cho hay.

Đại biểu lấy dẫn chứng bài học về liên doanh dầu khí Việt - Nga, trước kia, ngành dầu khí phụ thuộc vào đối tác. Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (PVN) hoàn toàn có thể tự chủ về công nghệ và minh chứng PVN đã sản xuất được những giàn khoan hiện đại công nghệ cao với tỷ lệ nội địa hóa 100% được xuất khẩu đi các nước. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị.

Cho nên, để huy động nguồn lực ngoài nhà nước, cơ chế mở, sự quyết liệt của các bộ ngành liên quan, việc tranh thủ nguồn lực của con người rất quan trọng ở bước đi đầu tiên để làm nền tảng cho chúng ta từng bước tự chủ về công nghệ” - đại biểu Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh.

Không có lý do gì để không có cơ chế đặc biệt cho người dân vùng dự án

Tại phiên thảo luận tại tổ vào chiều ngày 14/2, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn Ninh Thuận - đề nghị cần có cơ chế, chính sách vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để tạo điều kiện cho Ninh Thuận có nguồn lực để thực hiện sứ mệnh của mình trong công tác đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đàng Thị Mỹ Hương
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương - Đoàn Ninh Thuận

Trong 5 nhóm chính sách đặc thù được Ninh Thuận đề xuất, đáng chú ý, Ninh Thuận đề xuất cho áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án đối với người sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận mà đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận như đối tượng người được sử dụng có giấy chứng nhận.

Cùng với đó, cho áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu thu hồi đất để xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân ở mức cao nhất theo mức quy định nhân (X) với 1,5 lần.

Theo đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương, sau 15 năm dự án được phê duyệt rồi tạm dừng và giờ là tiếp tục triển khai, người dân vùng dự án đã chịu rất nhiều thiệt thòi, không được hưởng những quyền lợi cơ bản như: Đầu tư phát triển kinh tế, hạ tầng, xây dựng, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất… Do vậy, việc thực hiện các chính sách ưu tiên trên nhằm bù đắp cho người dân cũng như góp phần thúc đẩy nhanh công tác di dời, đền bù cho người dân.

Đồng tình với ý kiến trên, Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Dũng - Đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận - chia sẻ: 15 năm trước, chuẩn bị cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân, vị trí nhà máy điện hạt nhân thấp hơn hiện nay khoảng 150m. Như vậy, việc giải tỏa đền bù bây giờ chắc phải khác trước.

Thứ nhất, mức đền bù bây giờ chắc phải khác so với cách đây hơn 15 năm chúng ta dự kiến.

Thứ hai, diện tích số dân bây giờ khác trước rất nhiều và rộng hơn, bởi vì chúng ta đưa độ cao lên khoảng đến khoảng 150m. Theo đó, đại biểu đề nghị, nên cân nhắc bổ sung thêm để liên quan đến cái việc di dân, tái định cư.

Ông Phan Xuân Dũng
TSKH Phan Xuân Dũng góp ý tại tổ vào chiều ngày 14/2

Theo ông Dũng, cách đây 15 năm, với tư cách trong Đảng đoàn Quốc hội, khi về Ninh Thuận, ông được người dân chia sẻ: "Trong chiến tranh, trong kháng chiến, chúng tôi theo lời Đảng, theo lời Bác Hồ để di chuyển thì bây giờ, để phục vụ cho việc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ".

Những câu nói thực sự rất cảm động cho chúng tôi, những người được giao trách nhiệm lấy ý kiến bà con, cô bác tại Ninh Thuận. Sau ý kiến này, chúng tôi đã báo cáo tại Trung ương với những người dân ở đây như vậy, chúng ta không có lý do gì không có những cơ chế thực sự đặc biệt cho bà con. Do đó, tôi đề nghị, trong Nghị quyết này, những gì liên quan đến bà con, cô bác tỉnh Ninh Thuận chuẩn bị di dời, ta phải đặc biệt quan tâm” - đại biểu Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Ông Phan Xuân Dũng khẳng định, cần có cơ chế, chính sách đưa vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để tạo điều kiện cho Ninh Thuận có nguồn lực thực hiện sứ mệnh của mình trong công tác đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Liên quan tới ồn ào từ thiện Phạm Thoại và mẹ bé Bắp, Báo Công Thương đã tiếp cận được báo cáo kiểm toán, hé lộ nhiều dữ kiện chưa từng công bố.
Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Chủ tịch Quốc hội Armenia nhấn mạnh Armenia coi Việt Nam không chỉ là một người bạn mà còn là một đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu ở khu vực.
Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng yêu cầu cần chính sách đặc thù, vượt trội, hiện đại, cạnh tranh để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Ngày 3/4, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki, khẳng định quan hệ 2 nước tiếp tục phát triển sau hơn 1 năm trở thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Trong sóng lớn hội nhập, nếu không có rễ vững nội lực, mọi cánh buồm ngoại lực cũng dễ gãy. Muốn vươn mình, Việt Nam phải khởi phát từ chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.
Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng, thương vụ đã chủ động liên hệ với các đối tác, tìm hiểu kỹ hơn các căn cứ để tìm giải pháp thích ứng.
Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.033 kiến nghị của cử tri.
Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 (giờ Mỹ) cho biết sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Chiều 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Ngày 2/4, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và mong muốn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc cấp xã phải chủ động hơn trong nhiều lĩnh vực như quản lý y tế, giáo dục và xóa đói, giảm nghèo...
Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân".
Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương có Văn bản 2092/BCT-TCCB ngày 25/3/2025 về việc tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79 của Bộ Công an về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Chiều 2/4, lãnh đạo TP. Hải Phòng tiếp đón Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde cùng Đoàn công tác thăm và làm việc tại Hải Phòng.
Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Theo Thường trực Ban Bí thư, thời gian từ nay đến Đại hội XIV chỉ còn khoảng 9 tháng, đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ.
Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.
Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương

Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'

Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 thảo luận Đề án quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh", nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Mobile VerionPhiên bản di động