Thứ tư 14/05/2025 15:22

Đề nghị Mỹ xem xét lại kết quả tính thuế chống phá giá cho tôm Việt

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngày 8/3, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo kết quả sơ bộ vụ kiện chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) từ ngày 1/2/2016 đến ngày 31//1/2017. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ POR12 có sai sót trong cách tính thuế cho tôm Việt Nam. 
Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang

Cụ thể, theo kết quả sơ bộ POR12, mức thuế cho Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex) là 25,39% và các công ty khác cũng là 25,39%. Trong POR12 này, Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc duy nhất trong đợt xem xét hành chính lần này. Do đó, biên độ phá giá tính cho Fimex cũng được áp dụng cho các công ty còn lại. VASEP và cộng đồng doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm Viêt Nam cho rằng, đã có sự nhầm lẫn đáng kể trong cách tính toán biên độ lần này. Trong các kỳ xem xét hành chính của vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Hoa kỳ trước đây, chưa có doanh nghiệp nào nhận được biên độ bán phá giá theo tỷ lệ % cao hơn một chữ số. Đơn cử như Fimex đã được xem xét và thẩm tra trong giai đoạn POR9 và đã có mức thuế 0%. Mặt khác, phía Công ty Fimex sau khi xem xét lại các chi tiết cũng phát hiện có sự nhầm lẫn khi phía Hoa Kỳ áp các hệ số chuyển đổi từ tôm nguyên con sang tôm bóc vỏ bỏ đầu trong chương trình tính toán biên độ khiến cho kết quả sơ bộ bị sai lệch đáng kể. Nếu hệ số chuyển đổi được áp dụng chính xác, biên độ phá giá của Fimex sẽ chỉ là 1,19% thay vì mức 25,39% như đã công bố. Theo VASEP, mặc dù kết quả sơ bộ chưa có hiệu lực và chưa được áp dụng cũng như có thể thay đổi trong kết quả cuối cùng, song kết quả sơ bộ này có thể tác động không ít đến tâm lý của các nhà nhập khẩu tại Hoa kỳ. Đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam, tác động đến các giao dịch mua bán giữa hai bên, đặc biệt trong thời gian chờ đợi DOC công bố kết quả cuối cùng. Trước những căn cứ trên, VASEP đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhanh chóng xem xét lại kết quả sơ bộ này và có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời và công bằng cho Công ty Fimex cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Theo VASEP, trong năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường đều tăng mạnh với giá xuất khẩu tăng cao hơn so với những năm trước, nhưng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giảm 7%, chỉ còn 659 triệu USD. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá. Hiện Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu tôm từ Việt Nam, thay vì vị trí dẫn đầu như những năm trước.

Theo Thông tấn xã VN

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu