Để ngành dệt may vượt qua khó khăn do đại dich Covid-19

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU tổng giá trị hàng hoá đạt giá trị trên 16 tỷ USD, trong đó nhóm hàng chủ lực là dệt may, giày dép. Tuy nhiên, cùng với việc khan hiếm nguyên liệu đầu vào và các biện pháp hạn chế giao thương nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 nên những ngành sản xuất xuất khẩu này chắc chắn sẽ chịu áp lực lớn, thậm chí sẽ chịu sự sụt giảm mạnh về kim ngạch trong thời gian tới nếu không có những giải pháp hữu hiệu, kịp thời.

Nguyên liệu đầu vào và đơn hàng xuất khẩu đều giảm mạnh

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 10,26 tỷ USD, tăng tới 25,7%, trong khi kim ngạch tại thị trường EU chỉ đạt 5,89 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ 2019. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, Mỹ và EU vẫn chiếm tới 41,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trong đó Mỹ chiếm 26,3%).

de nganh det may vuot qua kho khan do dai dich covid 19
Nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020 thì khả năng ngành Dệt may sẽ tổn thất tới 5 nghìn tỷ đồng (Ảnh minh hoạ)

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, bên cạnh các mặt hàng có kim ngạch lớn, như: điện tử và linh kiện, đồ gỗ… thì các sản phẩm dệt may, giày dép… là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ và EU, trong đó, Mỹ tiếp tục thể hiện sự “áp đảo” về kim ngạch với kim ngạch riêng nhóm hàng dệt may của Việt Nam đạt 2,25 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 47,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Trong khi đó, thị trường EU tiêu thụ 570 triệu USD, tăng nhẹ 0,3%, đứng vị trí thứ hai.

Về tình hình nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhất là sản xuất xuất khẩu nói chung trong 2 tháng đầu năm, theo tổng hợp của Tổng cục Hải quan thấy, thị trường nhập khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam là: Hàn Quốc với trị giá 3,06 tỷ USD, tăng 5,4%; Trung Quốc với 1,61 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%; Đài Loan với trị giá đạt 936 triệu USD, tăng 25,7%; Nhật Bản với trị giá 851 triệu USD, tăng 39,2%; đứng thứ 5 là Hoa Kỳ với 726 triệu USD, tăng 32,5%...

Riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc với trị giá 1,24 tỷ USD, giảm 16,7%; Hàn Quốc với 389 triệu USD, giảm 11,9%; Đài Loan đạt trị giá 334 triệu USD, giảm nhẹ 0,4%; Mỹ với 287 triệu USD, giảm 3,9%...

Đáng chú ý, theo dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan (trong 15 ngày đầu tháng 3), các nhóm hàng nhập khẩu chủ chốt là nguyên liệu đầu vào của 2 lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu quan trọng nêu trên tiếp tục sụt giảm về kim ngạch so với cùng kỳ 2019. Cụ thể, các nhóm nguyên liệu đầu vào quan trọng được cơ quan Hải quan thống kê, gồm: Bông; xơ, sợi dệt; vải; nguyên phụ liệu dệt may, giày, dép có kim ngạch từ 100 đến vài trăm triệu USD/tháng. Trong đó lớn nhất là nhóm hàng vải với trị giá 444,5 triệu USD kim ngạch nhập khẩu chỉ trong 15 ngày đầu tháng 3, qua đó nâng tổng kim ngạch từ đầu năm lên hơn 2 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu so sánh với cùng kỳ 2019 thì kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này bị sụt giảm tới 12%, tương đương 270 triệu USD. Và lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/3, 3 nhóm hàng còn lại cũng ở tình trạng tương tự. Cụ thể, nguyên phụ liệu dệt may, giày, dép đạt 967,3 triệu USD giảm gần 8%; bông đạt 494 triệu USD giảm khoảng 15%; xơ, sợi dệt đạt 423,8 triệu USD, giảm khoảng 6%.

Những giải pháp giúp ngành dệt may vượt khó

Nói về những khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 đối với ngành dệt may trong một cuộc họp gần đây của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn này cho biết, từ trung tuần tháng 3/2020, liên tiếp có các đơn hàng bị hủy, dừng hoặc tạm dừng, dấn đến khả năng nhiều đơn vị trong Vinatex sẽ thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020.

Trong khi đó, dù thị trường Trung Quốc đã hoạt động trở lại song do nhu cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu, dự kiến giá giảm trên 20%, càng tạo áp lực, cả về tài chính và lao động, đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Con số thiệt hại về tài chính đối với ngành dệt may được đưa ra lên tới trên 5 nghìn tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020.

Và nếu giả thiết khách hàng hủy 20% đơn hàng thì sẽ toàn ngành có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng, trở thành hàng tồn kho khó luân chuyển và tiếp tục gây tổn thất về kinh tế cho toàn ngành.

Do đó, để hạn chế khó khăn, giảm tổn thất, Vinatex đã đưa ra giải pháp cho các đơn vị thành viên ở thời điểm này, cụ thể, các đơn vị chủ động tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch, như: khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt… Đồng thời, trên cơ sở thảo luận thống nhất với người lao động trên tinh thần cùng chia sẻ khá khăn chung, các đơn vị áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm, làm việc luân phiên để vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Tiết giảm chi phí, hoãn đầu tư, giảm lương khối gián tiếp tương ứng với số công nhân trực tiếp, đồng thời kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành cho phép xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch ngay trong tháng 3/2020; miễn, giảm, giãn các khoản thuế, tiền thuê đất; có chính sách sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động thiếu việc làm; các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cho ân hạn các khoản phải trả dài hạn đến hạn năm 2020, kéo dài thời gian khoản nợ ngắn hạn lên 11 tháng, không giảm hạn mức, không chuyển loại nợ, cho vay trả lương cho đối tượng bị thiếu việc… cũng là những kiến nghị được Tập đoàn Dệt may đưa ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành ứng phó với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.

Được biết, Ban Lãnh đạo Vinatex đã quyết định thành lập 5 nhóm công tác để nhanh chóng triển khai các giải pháp được Tập đoàn đưa ra, với tinh thần tập trung cao, xử lý quyết liệt, động viên và thông tin kịp thời cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động nhằm giữ ổn định sản xuất, vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp.
Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức.
Ứng dụng công nghệ -

Ứng dụng công nghệ - 'Chìa khoá' giúp ngành dệt may chinh phục mục tiêu 47-48 tỷ USD

Giá đơn hàng thấp, trong khi chi phí đầu vào tăng được nhận định là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may trong nước năm 2024 và cả năm 2025.
Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Doanh nghiệp dệt may chủ động đáp ứng kế hoạch kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch của châu Âu về kinh tế tuần hoàn với mức độ đòi hỏi cao về môi trường, trách nhiệm xã hội được đánh giá là thách thức lớn của doanh nghiệp dệt may.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Xanh hóa sản xuất là đòi hỏi bắt buộc hiện nay, tuy nhiên đáp ứng là điều khó khi doanh nghiệp da giày trong nước còn gặp nhiều thách thức.
Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của dệt may Việt Nam với 6 tỷ USD vốn đầu tư.
Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Sáng 23/10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ngành dệt may Việt Nam tầm nhìn 2045 - Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất”.
Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao năng suất, sức cạnh tranh trên thị trường.
Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương tiếp tục lấy ý kiến cho Chiến lược phát triển ngành sữa giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng báo cáo về tình hình quản lý, quy hoạch, thành lập, đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Thiếu lao động lại khó tuyển dụng bổ sung, doanh nghiệp dệt may vừa chật vật lo đáp ứng thời gian giao hàng, vừa tính chuyện gia tăng năng suất.
Cách nào phát triển thời trang Việt?

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.
Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Với những dự án lớn đã hoàn thành và đi vào sản xuất hứa hẹn giúp sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút” và về đích thành công trong năm 2024.
Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Trong năm 2025, Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá 5 điều kiện, 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp, chủ động đối thoại với các đối tác trong quá trình triển khai nhiệm vụ về Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của EU.
Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp cũng như bối cảnh trong nước chưa thực sự ổn định sẽ tác động đến ngành Công Thương trong ngắn và dài hạn.
Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP. Hồ Chí Minh nhằm giới thiệu thông tin thị trường nguyên liệu bông Mỹ.
Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai thế giới, những xung đột gần đây tại Bangladesh được nhận định sẽ có tác động nhất định tới chuỗi cung ứng dệt may.
Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Thị trường ngách đồng nghĩa với sự khác biệt, phải có chiến lược phát triển và đầu tư lớn, những điều kiện này quá khó với doanh nghiệp dệt may nhỏ và vừa.
Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Chi phí nhân công đang cao hơn so với một số quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khiến ngành dệt may chịu sức ép cạnh tranh lớn, nhất là khi giá đơn hàng thấp.
Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến, đến cuối năm 2024, dệt may Việt Nam có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động