Vì sao táo là loại trái cây phù hợp nhất với người bệnh tiểu đường? Những tác dụng không ngờ của quả và lá ổi với người mắc bệnh tiểu đường |
Những chỉ số dinh dưỡng đáng chú ý trong quả kiwi
Chỉ số GI thấp: Về thành phần dinh dưỡng, trong 1 quả kiwi chỉ chứa 48 calo, 11g carbohydrate, chỉ số đường huyết GI =50. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin C, Kali, chất xơ… Nhờ đó, loại trái cây này có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh tiểu đường.
Giới chuyên gia đánh giá, chỉ số GI trong trái kiwi thấp làm cho lượng đường hấp thụ vào trong máu được duy trì ở mức độ thấp. Từ đó góp phần hạn chế những nguy cơ tiềm tàng của bệnh tiểu đường như hôn mê do huyết áp tăng, suy thận, biến chứng của hệ tim mạch, thị lực và thần kinh…
Loại quả tốt cho người bệnh tiểu đường |
Ngoài ra, chỉ số đường huyết thấp còn làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrates (trong đường và tinh bột) của cơ thể làm giảm sự thèm ăn và giúp quá trình chuyển hóa chất béo trở nên dễ dàng hơn. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường có thể yên tâm bổ sung các dưỡng chất, vitamin cần thiết mà không làm gia tăng trọng lượng, duy trì một cơ thể cân đối khỏe mạnh.
Giàu magiê: Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, hàm lượng magiê cao trong trái kiwi còn có tác dụng tích cực trong việc hạn chế sự phát triển của bệnh.
Với chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng magiê phong phú, việc bổ sung 1- 2 trái kiwi xanh hay trái kiwi vàng mỗi ngày là sự lựa chọn tuyệt vời để phòng và hạn chế nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các dưỡng chất cần thiết khác có trong siêu quả kiwi còn đảm bảo duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa bệnh tim mạch: Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, người bị tiểu đường nên ăn một lượng tối thiểu 25-30g chất xơ mỗi ngày. Việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Hơn nữa, chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng của những người mắc tiểu đường do thừa cân, mỡ máu.
Việc tăng cường tiêu thụ chất xơ còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa mạch máu, bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), phòng ngừa cục máu đông.
Giúp ngăn ngừa biến chứng: Nguồn cung cấp vitamin C dồi dào của kiwi còn giúp hạn chế những biến chứng của bệnh tiểu đường. Vitamin C tham gia vào các phản ứng hóa học với những gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa các gốc tự do phá hủy tế bào tạo thành các phản ứng viêm. Vitamin C khi phản ứng với gốc tự do có thể chuyển hóa chúng thành những chất vô hại, sau đó được thải ra ngoài để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Một số thực phẩm không nên ăn cùng kiwi
Dù được đánh giá là loại trái cây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số thực phẩm không nên kết hợp cùng kiwi được giới chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đó là: Không ăn kiwi và dưa chuột cùng lúc, sở dĩ dưa chuột chứa các enzyme phá hủy vitamin C trong thực phẩm. Do đó, để tránh làm mất vitamin C trong quả kiwi, không nên ăn cả hai cùng một lúc.
Kiwi và cà rốt: Kiwi rất giàu vitamin C, cà rốt có chứa thành phần phá hủy vitamin C trong kiwi, do đó, nếu ăn cả 2 cùng lúc sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Kiwi và cua: Cua có chứa các hợp chất arsenic pentavalent vô hại đối với cơ thể con người nhưng nếu kết hợp với vitamin C trong kiwi trong thời gian dài khiến cơ thể bị ngộ độc.
Kiwi và sữa bò: Hàm lượng protein và canxi có trong sữa rất cao. Vitamin C khi kết hợp với protein trong sữa bò sẽ kết tủa, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu mà còn khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu, đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, không nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa ngay sau khi ăn kiwi.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý một số người tránh ăn nhiều kiwi, đó là: Người gặp các vấn đề về lá lách, dạ dày, có thể dẫn đến các triệu chứng đau bụng, trào ngược axit và ợ chua. Hay người sạn thận, sạn mật, do hàm lượng oxalate có trong trái cây này nên những người đang điều trị sỏi thận, sỏi mật tránh dùng.