Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Để đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế với tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, ngành Công Thương xác định đẩy mạnh xuất khẩu là chân kiềng quan trọng.
CPTPP là nhóm thị trường có tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam Xuất khẩu ớt năm 2023 thu về 20 triệu USD, tăng tới 107%

Trong các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra, ngành Công Thương nhấn mạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Theo Báo cáo của Bộ Công Thương, bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 tiếp tục chậm lại, không quá lạc quan sẽ tác động trực tiếp đến triển vọng của các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Cùng với chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau, các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, từ đó dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu, có thể kể đến dự luật chống phá rừng, hay cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) của EU; rồi Mỹ nâng cao và gắn các tiêu chuẩn lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ... với thương mại.

Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU
Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024. (Ảnh minh họa)

Xu hướng phát triển kinh tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế số ngày càng rõ nét. Trong bối cảnh năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, ngành Công Thương xác định 6 nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, cho biết: "Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh để đưa các dự án công nghiệp lớn, có vai trò quan trọng đi vào vận hành nhằm gia tăng năng lực sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu; tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.

Tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại".

Theo các chuyên gia, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng công nghiệp chủ lực cũng như nông sản, thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các lợi thế của hàng hoá Việt Nam đã phần nào bị ảnh hưởng, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trước yêu cầu phải đáp ứng được các quy định mới, tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... gọi chung là tiêu chuẩn xanh của EU.

Với cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) ngay cả trong trước mắt cũng sẽ không chỉ tác động trực tiếp tới 6 lĩnh vực công nghiệp thải ra nhiều các bon bao gồm sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hiđro (theo quy định sẽ phải nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024) mà sẽ gián tiếp tác động tới các ngành hàng tiêu thụ nhiều nguyên liệu và năng lượng.

Hàng loạt tiêu chuẩn môi trường mới được EU áp dụng trong thời gian tới, như “thỏa thuận xanh” của EU gồm một gói các hành động nhằm giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên trong khi đạt được tăng trưởng kinh tế, mà cơ chế CBAM chỉ là một nội hàm trong đó.

Cũng trong khuôn khổ thoả thuận xanh, tháng 6/2023, EU đã ban hành quy định chống phá rừng (EUDR), có hiệu lực từ cuối năm 2024 nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây mất rừng và suy thoái rừng. Các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ... tại EU phải chứng minh hàng hóa không liên quan đến hoạt động phá rừng hoặc góp phần làm suy thoái rừng.

Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho rằng: "Cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta cũng phải tính toán đến những xu hướng dài hạn này để có điều chỉnh, từ đó có thể đi được vào thị trường EU.

Chúng ta thấy, các nhà đầu tư nước ngoài, khi vào Việt Nam thì họ cũng đã có những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường để chống biến đổi khí hậu. Ví dụ như là thải carbon bằng 0, thậm chí họ còn cam kết là trồng rừng ở Việt Nam để bồi hoàn lại những chất cacbon được thải từ nhà máy của họ. Đó là những điều mà chúng ta nghe, nhìn để coi là hình mẫu, từ đó điều chỉnh doanh nghiệp của chúng ta, nếu muốn làm ăn lâu dài với thị trường này thì cũng phải đáp ứng được những quy định của họ, đặc biệt là đáp ứng được những mối quan tâm của người tiêu dùng ở thị trường khó tính này".

Chia sẻ về cơ chế khuyến khích cho phát triển công nghiệp và thương mại xanh cũng như kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn - công cụ để Việt Nam thực hiện đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, PGS. TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TNMT nhấn mạnh: "Để thực hiện những điều này thì chắc chắn là Việt Nam chúng ta vẫn đòi hỏi 3 yêu cầu mà thường xuyên chúng ta phải đề xuất, đó là đáp ứng yêu cầu về tài chính; thứ hai là tăng cường năng lực; và thứ ba là chuyển giao công nghệ.

Và hiện nay trong đề xuất về kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, chúng tôi đề nghị các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào quy hoạch, kế hoạch và chiến lược; và yêu cầu các doanh nghiệp lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào chuỗi sản xuất và tiêu dùng bền vững - từ thăm dò, điều tra khai thác, chế biến sản xuất, phân phối tiêu dùng, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng chất thải…".

Cùng với tuân thủ thực hiện các giải pháp về chuỗi sản xuất và phân phối xanh, thì việc thâm nhập được vào thị trường đối tác lại cần thêm rất nhiều kỹ năng khác.

Day manh xuat khau trong nam 2024 va nhung luu y khi xuat khau vao eu hinh anh 2
Theo các chuyên gia, Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với rất nhiều ngành hàng công nghiệp chủ lực cũng như nông sản, thực phẩm mà Việt Nam có thế mạnh. (Ảnh minh họa)

Bà Nguyễn Thị Hương Liên - Phó TGĐ Công ty CP Sao Thái Dương chia sẻ kinh nghiệm: "Chúng tôi cũng có mời một số tư vấn về chuyên môn của Anh cũng như của châu Âu để hỗ trợ cho chúng tôi trong việc làm thế nào để chắc chắn rằng những sản phẩm của mình, nghiên cứu của mình thật sự không vướng mắc gì về luật pháp hành nghề chuyên môn đối với thị trường Anh.

Và về hỗ trợ thương mại thì tham tán thương mại và đại sứ quán Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều. Vậy thì kinh nghiệm ở đây là gì thì tôi nghĩ rằng là với các doanh nghiệp mà chưa bao giờ xuất khẩu đi Anh hay là đi châu Âu thì sự hỗ trợ của đại diện thương mại Bộ Công thương tại các quốc gia là rất quan trọng".

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng hoá vào các thị trường, trong đó EU tiếp tục là thị trường được Bộ Công Thương ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, trong năm 2024, Bộ Công thương sẽ triển khai một loạt những chương trình hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho các ngành sản xuất, đặc biệt là với từng ngành có liên quan tới quy định của CBAM, và những quy định liên quan đến tiêu chuẩn xanh của Đức, của EU.

Cụ thể đối với xúc tiến xuất khẩu, Bộ Công thương sẽ phối hợp với hệ thống thương vụ Việt Nam và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp tốt nhất những quy định mới và hướng dẫn mới liên quan đến thỏa thuận xanh và kinh doanh có điều kiện cũng như kinh tế tuần hoàn cho các ngành sản xuất trong nước, để có thể đáp ứng được tốt nhất và hiệu quả nhất quy định mới.

vov.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Kiểm soát chi phí giá điện

Kiểm soát chi phí giá điện

Thủ tướng vừa phê duyệt Quyết định số 05 quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cho phép rút ngắn chu kỳ điều chỉnh từ 6 tháng còn 3 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Phản hồi ý kiến DN FDI lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết,không để thiếu điện trong năm 2024.
Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến, xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Bên cạnh những điểm mới, dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) về cơ bản đã kế thừa được những quan điểm của Luật Hoá chất năm 2007.
Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào xúc động ôm chặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, sôi nổi chuyện trò.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Trong gần 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Năm 2023 khép lại với những cơn gió ngược,những diễn biến nhanh khó lường và chưa từng có tiền lệ từ kinh tế thế giới đã tác động nhiều mặt đến kinh tế nước ta.
Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để hồi phục mạnh mẽ về cuối năm.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ).
Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, các đơn vị của Bộ đã chủ động cung cấp kịp thời thông tin của ngành đến các cơ quan báo chí.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế -thị trường ngày 12/1: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố; nhiều ngân hàng hạ lãi suất vay mua nhà; TP. Hồ Chí Minh thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp; giá xăng dầu đi lên; Nestlé Việt Nam đầu tư thêm 100 triệu USD...
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng 500.000 đồng/lượng; 1.800 chuyến bay đêm dịp Tết; phân bón có thể chịu thuế VAT 5%...
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động