CPTPP là nhóm thị trường có tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam

Nếu như năm 2018, khối thị trường CPTPP chiếm 25% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thì tới năm 2023 con số này nâng lên 27%.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 sẽ ra sao? Tăng cước vận chuyển đường biển, doanh nghiệp xuất khẩu đối diện khó khăn kép Ngày này năm xưa 14/1: Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam

Sự gia tăng xuất khẩu vào các nước thành viên CPTPP mạnh mẽ hơn

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 2,2 tỷ USD lên 2,9 tỷ USD năm 2022 và đạt khoảng 2,4 tỷ USD năm 2023, CPTPP là nhóm thị trường có tỷ trọng tăng trưởng tăng mạnh thứ 2, sau Trung Quốc. Nếu như năm 2018, nhóm thị trường CPTPP chỉ chiếm 25% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thì tới năm 2023 con số này chiếm gần 27%.

CPTPP là nhóm thị trường có tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam
CPTPP là nhóm thị trường có tỷ trọng tăng trưởng xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam

Sau 5 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) có hiệu lực (từ 14/1/2019), thủy sản là một trong những ngành có nhiều thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên.

Theo đó, sự gia tăng xuất khẩu vào các nước thành viên CPTPP mạnh mẽ hơn so với các thị trường khác. Điển hình là Canada, Chile, Peru, Singapore, Malaysia. Australia... Thị phần của thủy sản Việt Nam trên các thị trường này tăng, cho thấy thế mạnh cạnh tranh đã được hỗ trợ nhờ Hiệp định CPTPP.

Cụ thể, tại Canada, thị phần thủy sản Việt Nam đã tăng từ 7-8% lên 10%, trong đó riêng tôm tăng từ 18% lên 25% và đứng số 1; cá ngừ cũng tăng từ 6% lên 11% và đứng thứ 3. Tại Australia, tôm Việt Nam chiếm thị phần áp đảo 70%, tăng gần gấp đôi so với 32% trước khi ký Hiệp định.

Bên cạnh đó, xu hướng tăng nhập khẩu thủy sản vào Việt Nam để gia công, chế biến xuất khẩu đi các nước và cả tiêu thụ trong nước.

Sự hòa nhập còn thể hiện ở việc cùng nâng cao chất lượng, năng suất chế biến xuất khẩu nhờ những đầu tư, hợp tác về công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo VASEP, bối cảnh của 5 năm qua có nhiều biến động và thách thức từ thị trường, từ các biến động địa chính trị và những bất cập nội tại, phần nào làm giảm đi cơ hội tận dụng hiệu quả hơn những lợi thế của Hiệp định CPTPP.

Theo đó, từ góc độ thị trường, khả năng tăng sức cạnh tranh không thể là tuyệt đối khi các nước đối thủ như Ecuador, Ấn Độ có lợi thế về nguồn cung và giá cả và họ cũng có FTA với một số nước trong nhóm CPTPP.

Bên cạnh đó, về yếu tố khách quan, đó là những biến động trên thế giới bảo gồm dịch Covid, xung đột Nga - Ukraine dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí sản xuất tăng, thiếu nguyên liệu dẫn đến kịch bản hưởng lợi từ CPTPP không được như mong đợi.

Về góc độ nội tại, việc hiểu và tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan bằng việc sử dụng form mẫu C/O phù hợp, vẫn có bất cập đối với doanh nghiệp khi không biết điều chỉnh linh hoạt form mẫu nào cho từng thị trường thì có lợi hơn vì có những thị trường như Nhật Bản có FTA song phương, có tới 3 FTA đa phương (ASEAN, RCEP, CPTPP),...

Ngoài ra, vẫn có sự cạnh tranh tại chính thị trường nội địa, khi mà hàng thủy sản của các nước như Nhật Bản, Chile, Australia cũng phần nào làm mất thị phần trên chiếc bánh tiêu thụ thủy sản trong nước.

Ngoài ra, việc phải thể chế hóa, cải cách môi trường đầu tư bên cạnh những tác động tích cực cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có những quy định được đặt ra còn khắt khe hơn so với yêu cầu từ hiệp định hoặc là từ thị trường. Đó là những quy định liên quan đến môi trường và lao động, là những vấn đề Việt Nam cần cải thiện theo hướng phát triển bền vững, nhưng cần có lộ trình phù hợp với thực tiễn đất nước và có độ linh hoạt cho từng ngành, vì mỗi ngành có một đặc thù riêng.

Một thách thức làm giảm sức cạnh tranh và khả năng tận dụng tối đa cơ hội thị trường, đó là logistics cho ngành thủy sản không đáp ứng nhu cầu phát triển. Là một ngành định hướng xuất khẩu là chủ lực và có những đặc thù về vệ sinh an toàn thực phẩm, chuỗi cung ứng thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi logistic bao gồm: kho lạnh, vận tải, đặc biệt là vận tải biển.

Trong nhiều năm qua, nhất là giai đoạn từ 2020 trở lại đây có nhiều biến động như dịch Covid, chiến tranh, xung đột Nga – Ukraine, mới đây là vùng Trung Đông (căng thẳng Biển Đỏ), ngành thủy sản xuất khẩu bộc lộ rõ điểm yếu và bất cập là phụ thuộc phần lớn vào hệ thống logistics của nước ngoài: kể cả kho lạnh và vận tải biển.

Câu chuyện căng thẳng Biển Đỏ hiện nay lại một lần nữa bộc lộ sự thiếu hụt của ngành logistics Việt Nam, khi mà các hãng tàu nước ngoài chi phối và độc quyền định giá và tăng giá cước cùng các giá dịch vụ vận tải.

CPTPP mở rộng, thêm cơ hội cho ngành thủy sản

Vương quốc Anh đã ký hiệp ước tham gia Hiệp định CPTPP – một dấu mốc cho thấy có thể sẽ có thêm các thành viên khác tham gia vào hiệp định này. Những thay đổi này cũng tạo thêm cơ hội cho thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường và hòa nhập bằng việc đa dạng nguồn nguyên liệu.

Hiện nay, theo hiệp định song phương Việt Nam với Anh, thuế nhập khẩu ưu đãi của các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam vào Anh hầu hết về 0%. Tuy nhiên, còn một vài mã sản phẩm như tôm chế biến HS 160521 và 160529 vẫn đang bị áp mức thuế 7%. Tất nhiên hai dòng sản phẩm này của Việt Nam đều đang chiếm vị trí số 1 tại thị trường Anh, chi phối 36% thị phần, nhưng dư địa sẽ lớn hơn khi tôm Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định CPTPP.

Ngoài ra, cơ hội cho việc đa dạng nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu trong nội khối sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, Anh cũng là một đối tác cho các công ty Việt Nam trong hoạt động gia công mặt hàng hải sản từ Anh, ví dụ như cá tuyết.

Về lâu dài, theo VASEP, thương mại thủy sản trông chờ vào sự lớn mạnh của ngành logistics Việt Nam với mục tiêu lớn là phát triển đội tàu biển Việt Nam và hệ thống cung ứng container lạnh để nâng cao năng lực vận tải container quốc tế của Việt Nam, khi đó chúng ta mới có thế chủ động và khả năng cạnh tranh cao hơn trong chuỗi cung ứng hàng hóa, nhất là thực phẩm như thủy sản.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Tin mới nhất

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Lũy kế trong 10 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 11.152 tấn hoa hồi với kim ngạch ước đạt 52,6 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1674 tỷ USD. Toàn ngành xuất siêu 1,0218 tỷ USD.
Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Không chỉ nhiều ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã về đích sớm, thời điểm này, có những doanh nghiệp nhận được khoảng 60% đơn hàng của năm sau.
Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Sau những thành công từ lô vaccine AVAC ASF LIVE nhập khẩu hồi tháng 8/2024, dự kiến, tháng 12 này, Philippines sẽ tiếp tục nhập khẩu 1 lô hàng nữa từ AVAC.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Xuất nhập khẩu đã đi qua gần hết năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu mới của năm 2025.
Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Hoa Kỳ giữ vững vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 16%/năm.
Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

10 tháng năm 2024, xuất khẩu dệt may tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, đặc biệt FED mới đây giảm lãi suất kỳ vọng mang lại tác động tích cực hơn cho ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương vừa ban hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về việc triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Theo thông từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng/2024 đạt 647,91 tỷ USD, tăng 15,8%, tương ứng tăng 88,61 tỷ USD...
Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

10 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt hơn 2,09 triệu tấn, trị giá hơn 955 triệu USD, giảm 12,7% về lượng và giảm 7% về trị giá so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại gạo sang thị trường Trung Quốc nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường này.
Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

4 yếu tố để phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Hạ tầng logistics, khung pháp lý, chính sách ưu đãi; tiêu chuẩn môi trường và chuyển đổi số.
Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD. Hiện, Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đang dồn lực trong chặng đường về đích.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam đạt 594,8 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước

Với kim ngạch 335,59 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nền kinh tế hàng đầu trong khu vực châu Á.
Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ thông tin về thị trường xuất khẩu

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mong muốn được các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Xuất khẩu sầu riêng: Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'.
Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Cơ hội nào cho thủy sản xuất khẩu sang Mỹ sau bầu cử Tổng thống mới?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ mang lại cả cơ hội và thách thức cho thủy sản Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động