Thứ tư 16/04/2025 23:58

Đẩy mạnh kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm nhãn hiệu của Hàn Quốc tại Việt Nam

Đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc đã làm việc cùng đại diện Tổng cục Quản lý thị trường về tình hình quản lý thị trường và xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngày 7/9, Đoàn công tác của Đại sứ quán Hàn Quốc đã làm việc cùng đại diện cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường để tìm hiểu về tình hình quản lý thị trường, trấn áp hàng giả và xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Tham dự buổi làm việc, về phía Hàn Quốc có ông Min Moonki – Tùy viên thương mại Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam; bà Jo Eu Jin - Phó Giám đốc Cơ quan Xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) và ông Lê Jae Eun - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Everpia. Về phía Cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường có đại diện các đơn vị: Văn phòng Tổng cục, Vụ Tổng hợp – Kế hoạch – Tài chính, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường.

Tại buổi làm việc, đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, KOTRA và doanh nghiệp Hàn Quốc đã quan tâm, đặt nhiều câu hỏi liên quan đến quản lý thị trường tại Việt Nam. Phó Cục trưởng Cục Nghiệp Vụ Nguyễn Đức Lê cho biết, thời gian qua, đặc biệt là sau khi thành lập Tổng cục Quản lý thị trường vào 2018, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp (tuyên truyền, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường phối hợp, kiểm tra kiểm soát thị trường…), đặc biệt là tập trung nguồn lực triển khai đồng loạt các chương trình kiểm tra trọng điểm.

Một số mặt hàng vi phạm nổi cộm trong thời gian vừa qua bao gồm: thời trang; hàng tiêu dùng; điện tử viễn thông; thực phẩm; vật tư nông nghiệp; dược phẩm; mỹ phẩm; vật liệu xây dựng; phụ tùng ô tô, xe máy,… vi phạm chủ yếu là giả mạo xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Thời gian tới, để công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các nhãn hiệu của Hàn Quốc đạt hiệu quả, đại diện phía Tổng cục Quản lý thị trường rất mong nhận được sự phối hợp của Đại sứ quán Hàn Quốc cũng như các doanh nghiệp chủ sở hữu các thương hiệu của Hàn Quốc trong hoạt động cung cấp thông tin; xác nhận hàng hoá giả mạo, xâm phạm quyền, phối hợp xử lý các vi phạm… Tổng cục Quản lý thị trường cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm nhãn hiệu của Hàn Quốc, góp phần lành mạnh hóa thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục phát triển tại Việt Nam.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa

TP. Hồ Chí Minh: Tiếp nhận lực lượng quản lý thị trường từ Bộ Công Thương

Hải quan Việt Nam đẩy mạnh chống buôn lậu rác thải nguy hại

Hải quan lật tẩy loạt thủ đoạn buôn lậu nổi cộm

Tạm đình chỉ hai nhãn hiệu bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU

Hà Nội: Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Long Biên

Thành lập Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lai Châu

Công nghệ AI đang tiếp tay cho buôn lậu thuốc lá?

Lạng Sơn: Xử lý hộ kinh doanh bán bia, nước ngọt... quá hạn sử dụng

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,5 tấn móng giò lợn không nguồn gốc

Không có vùng cấm trong công tác chống buôn lậu đường cát

Lạng Sơn: Tạm giữ 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Phú Thọ: Tiêu hủy gần 6.000 đôi giày giả mạo nhãn hiệu

Lạng Sơn tăng cường kiểm soát biến động giá mặt hàng thịt lợn

Bắc Kạn công bố quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Nghệ An: Công bố Quyết định thành lập Chi cục Quản lý thị trường

Xử lý nghiêm cán bộ bao che, làm ngơ cho thuốc lá nhập lậu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Quản lý thị trường cần thích ứng nhanh với phương án làm việc mới

Chuyển giao quản lý thị trường về địa phương: Ý kiến từ các tỉnh, thành

Lễ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về các địa phương