Thứ sáu 16/05/2025 11:49
Ngành Hải quan:

Đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan

Việc giảm khâu “tiền kiểm” chuyển sang “hậu kiểm” của ngành Hải quan đã tạo thuận lợi lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Chủ trương này đúng, kịp thời nhưng cũng dấy lên lo ngại bởi dễ xảy ra tình trạng gian lận, trốn thuế.
Ảnh minh họa

Định hướng quan trọng của công tác kiểm tra sau thông quan là hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và chính sách tốt hơn; răn đe doanh nghiệp tự giác khai báo đúng, chính xác. Nhờ hoạt động kiểm tra sau thông quan, hiệu ứng tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được lan tỏa, số tiền thu vào ngân sách nhà nước có thể nhiều hơn số tiền phải truy thu.

Theo ông Dương Phú Đông - Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan), cả nước hiện có khoảng 60.000 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Trong năm 2015, ngành Hải quan đã thực hiện gần 1.300 cuộc kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp và thực hiện gần 3.000 lượt kiểm tra tại trụ sở của cơ quan hải quan (kiểm tra hồ sơ khai báo...).

Tuy nhiên, tỷ lệ kiểm tra so với chủ trương, yêu cầu đặt ra vẫn còn rất thấp, chưa đạt 10% trên tổng số doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ lệ các cuộc kiểm tra phát hiện vi phạm có truy thu do Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện lên đến 95%, do hải quan địa phương thực hiện khoảng 70%; tổng số tiền đã truy thu năm 2015 là 2.200 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2014.

Sai phạm được phát hiện khi kiểm tra sau thông quan đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, công tác quản lý nhà nước thuộc nhiều lĩnh vực còn lỏng lẻo (quản lý về hóa đơn, chứng từ, giá cả, thanh toán qua ngân hàng, hệ thống sổ sách kế toán, xuất xứ hàng hóa…) dẫn đến không ít doanh nghiệp khai báo sai, hoặc cố tình khai sai về giá để được giảm thuế. Một số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu khai báo quá định mức, nhập khẩu hàng hóa hưởng ưu đãi thuế nhưng sử dụng không đúng mục đích mà đưa ra thị trường tiêu thụ...

Ở khía cạnh khác, hoạt động kiểm tra sau thông quan cũng khiến nhiều doanh nghiệp bức xúc. Thậm chí, có thời điểm, công chức Hải quan chưa thực hiện đúng và nghiêm túc quy trình nghiệp vụ hoặc cố tình gây phiền hà, sách nhiễu với doanh nghiệp.

Năm 2015, ngành Hải quan đã thực hiện gần 1.300 cuộc kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp và thực hiện gần 3.000 lượt kiểm tra tại trụ sở của cơ quan hải quan (kiểm tra hồ sơ khai báo...).

Lan Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm hữu cơ chỉ chiếm khoảng 1,46% kim ngạch xuất khẩu

Tuần lễ kết nối giao thương: Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt

Thái Bình đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Cục Hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Cà Mau mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường Singapore

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Hải quan khu vực II cảnh báo thủ đoạn buôn lậu mới

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải