Đẩy mạnh giao thương sản phẩm thời trang Việt Nam – Nam Mỹ

Nam Mỹ được xem là thị trường lớn của hàng dệt may Việt Nam và việc đẩy mạnh giao thương sản phẩm thời trang sang thị trường này đang được tích cực triển khai.

Cục Xúc tiến thương mại và các Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm thời trang Việt Nam - Nam Mỹ 2022” tối ngày 9/5 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kết nối đối tác tiềm năng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, quảng bá thương hiệu sản phẩm thời trang và hình ảnh doanh nghiệp Việt Nam với các thị trường thương mại quan trọng khu vực Nam Mỹ.

Đẩy mạnh giao thương sản phẩm thời trang Việt Nam – Nam Mỹ

Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm thời trang Việt Nam - Nam Mỹ 2022

Việt Nam – Nam Mỹ: Cơ hội thương mại rộng mở

Ông Lê Hoàng Tài - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam - cho biết: Chính phủ Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp thích ứng linh hoạt, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn hậu COVID-19, tận dụng các thời cơ từ những điều kiện kinh tế mới để phát triển. Để duy trì đà tăng trưởng và ứng phó với thách thức, Việt Nam đang tiếp tục nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu, tập trung phát triển ngành chế biến – chế tạo về chiều sâu trong đó có ngành thời trang. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành để triển khai thực hiện các Hiệp định CPTPP, Việt Nam - Chile FTA.

Dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng theo ông Tài, mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Mỹ chưa tương xứng với triển vọng, đặc biệt đối với lĩnh vực thời trang. Nguyên nhân có thể kể đến như: Vị trí địa lý khá xa xôi, văn hóa giữa các quốc gia khác biệt, thiếu thông tin về năng lực và nhu cầu giữa doanh nghiệp hai bên, các hoạt động xúc tiến thương mại còn ít hoặc chưa đạt hiệu quả cao.

Theo ông Ngô Xuân Tỵ - Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil, với lợi thế có diện tích lớn, dân số đông, Brazil có ưu thế về thị trường trong khu vực. Thêm vào đó, kinh tế Brazil nằm trong top 11 thế giới cho thấy tiềm năng thương mại lớn đối với các quốc gia đầu tư. Một số sản phẩm như: hàng dệt may trực tiếp xuất khẩu đạt 12,8 triệu USD, các mặt hàng khác đạt khoảng 9 triệu USD, vải kỹ thuật các loại khoảng 5 tr USD (tăng 15,4%).

Đẩy mạnh giao thương sản phẩm thời trang Việt Nam – Nam Mỹ

Sản phẩm dệt may của Việt Nam có nhiều cơ hội tại thị trường Nam Mỹ

Ảnh: Quỳnh Nga

Ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và chi phí sản xuất thấp, điều kiện ở Brazil thì ngược lại, vì vậy sẽ có cơ hội cho Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may.” – ông Tỵ nhấn mạnh. Lợi thế có diện tích lớn, dân số đông đã khiến thị trường tiêu thụ của Brazil trở thành những khu dân cư sầm uất, sống động. Brazil xuất khẩu chủ yếu vào Argentina, Paraguay, Mỹ, Uruguay, Peru, Chile, Mexico và nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Việt Nam.

Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VITAS thông tin chi tiết về kim ngạch xuất khẩu 2021: Dù bị ảnh hưởng do COVID19 nhưng tới năm 2021 Việt Nam đã vực dậy (đạt khoảng 40 triệu USD) và thậm chí phát triển hơn thời kỳ trước dịch 2019 (khoảng 38,8 triệu USD).

Ông tự tin Việt Nam có thể thực hiện kịch bản tích cực nhất trong năm 2022: Kim ngạch xuất khẩu đạt 42,5 – 43,5 tỷ USD, dự kiến kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 5% đến 6% - Mục tiêu đến 2030 đạt 68-70 tỷ USD. Để đạt được kết quả như kỳ vọng, cần bám sát mô hình kinh doanh bền vững (PPP): Đảm bảo quyền con người (cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện thu nhập, quan hệ lao động hài hòa); tối ưu lợi nhuận (giảm thiểu rủi ro, cắt giảm chi phí, tăng trưởng kinh doanh); bảo vệ môi trường (Giảm rác thải, xử lý nước, năng lượng tái tạo; tái chế; truy xuất nguồn gốc).

Nam Mỹ- Thị trường tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam

Ông Trương Văn Cẩm thông tin về thực trạng xuất nhập khẩu dệt may giữa Việt Nam – Nam Mỹ: Nam Mỹ là thị trường thời trang rất tiềm năng với dân số trên 437 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người vào loại khá cao.

Tuy nhiên, xuất nhập khẩu của dệt may Việt Nam sang các nước khu vực này rất khiêm tốn: Xuất khẩu chỉ đạt từ 30-200 triệu USD/năm, cao nhất là Brazil (150-200 triệu USD), nhập khẩu chỉ tập trung vào nhập khẩu bông.

Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu và thị trường xuất nhập khẩu, cũng như định hình lại chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cả phía Việt Nam và các nước khu vực Nam Mỹ rất cao.

Hiện hai bên đang hợp tác để hình thành chuỗi cung ứng giữa các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam và các nước Nam Mỹ, nhất là các nước đã ký FTA với Việt Nam, ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực: nguyên phụ liệu; quá trình dệt, nhuộm vải. Áp dụng các tiêu chí phát triển bền vững: xử lý, tái sử dụng nước thải, công nghệ tiên tiến tiết kiệm nước, điện, đảm bảo điều kiện làm việc, tiêu chuẩn lao động.

Theo ông Cẩm, bởi các hoạt động xúc tiến thương mại chưa đạt hiệu quả nên các nhà đầu tư Nam Mỹ chưa có nhiều cơ hội hiểu về thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, hầu hết các nước lớn khu vực Nam Mỹ chưa ký kết FTA với Việt Nam (Brazil, Columbia, Argentina). Vì vậy, ông Cẩm đề nghị sớm xúc tiến khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) và Việt Nam để doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nước Nam Mỹ hợp tác phát triển cùng có lợi.

Đẩy mạnh giao thương sản phẩm thời trang Việt Nam – Nam Mỹ

Cần phát triển xuất khẩu lụa Việt Nam (ảnh minh họa)

Tự thực tế trên, các chuyên gia cho rằng: Cần tận dụng lợi thế VCFTA vào lĩnh vực này để đạt hiệu quả tối đa; hướng tới ký kết các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia Nam Mỹ để tạo cầu nối song phương; đẩy nhanh quá trình sản xuất và chú trọng bình ổn giá, chất lượng sản phẩm cũng như chi phí vận chuyển để đảm bảo hợp tác lâu dài.

Ngoài ra, bà Salka Tennen – Công ty Té verde - cho rằng: Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng làm bằng lụa. Ở Việt Nam, ngành lụa hiện tại đang phát triển với nhiều thiết kế mới và mặt hàng thú vị, có tiềm năng trở thành thế mạnh và mở rộng cơ hội hợp tác với các nước.

Ông Sergio Arevalo – Công ty Villalobos Modas nhấn mạnh: Dịch bệnh đã khiến nhiều công ty và trung tâm thương mại đóng cửa, thị trường sản xuất dệt may chững lại, các nhà máy phải thay đổi phương thức sản xuất. Gần đây, các nhà máy đã quay lại hoạt động với tốc độ nhanh, nhu cầu và tốc độ tiêu thụ tăng cao; ngoài ra sự xuất hiện của hình thức thương mại điện tử đã khiến nó trở thành phương thức quảng bá và giao thương chủ đạo.

Việt Nga - Linh Chi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Senegal

Chiều 14/5, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal phối hợp tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến Việt Nam - Senegal.
Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025: Cơ hội đón sóng hợp tác, đầu tư

Gặp gỡ Hàn Quốc 2025 nhằm trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, công nghiệp, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số giữa Việt Nam - Hàn Quốc.
Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Doanh nghiệp Trung Quốc đến TP. Hồ Chí Minh tìm cơ hội giao thương

Diễn ra từ ngày 14-16/5 tại TP. Hồ Chí Minh, triển lãm quốc tế trang thiết bị, dụng cụ, công nghệ, dịch vụ Trung Quốc mở nhiều cơ hội giao thương doanh nghiệp.
Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Triển lãm Top Thai Brands: Khai thác tiềm năng thị trường Việt

Ngày 14/5/2025, triển lãm Top Thai Brands đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Khai mạc Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025

Triển lãm quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2025 diễn ra từ 14 - 18/5 có quy mô gần 900 gian hàng sản phẩm mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng.

Tin cùng chuyên mục

Xác lập thương hiệu

Xác lập thương hiệu 'Made in Vietnam' trên bản đồ quốc tế

Định vị thương hiệu “Made in Vietnam” đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và khẳng định bản lĩnh trên hành trình vươn ra thế giới.
Gieo giá trị, gặt niềm tin giữa đại ngàn Tây Bắc

Gieo giá trị, gặt niềm tin giữa đại ngàn Tây Bắc

Cây chia bén rễ trên đất Than Uyên, mở hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Tây Bắc, gắn chuỗi giá trị và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại giúp đặc sản vùng cao vươn ra thị trường

Xúc tiến thương mại giúp đặc sản vùng cao vươn ra thị trường

Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tháo gỡ điểm nghẽn đầu ra, giúp sản phẩm đặc sản vùng cao từng bước tiếp cận thị trường lớn.
VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore phối hợp tổ chức Hội nghị Thương mại Halal 2025, thúc đẩy kết nối giao thương, đầu tư ngành Halal giữa Việt Nam và Singapore.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Tối 29/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5 với hơn 200 đơn vị tham gia.
Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Giữa bạt ngàn đồi Mường, cam Cao Phong không chỉ là sản vật trứ danh mà còn là tâm huyết địa phương trong hành trình định danh và khơi mở thị trường.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Xúc tiến thương mại đang trở thành “chìa khóa mở cửa thị trường” cho sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình, mở rộng tiêu thụ và vươn ra quốc tế.
Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Phát huy lợi thế từng vùng, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình để tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, tạo nền tảng liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

“Hội chợ Thương mại Khu vực Bắc Trung Bộ tỉnh Quảng Bình năm 2025” nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thành tựu phát triển của các tỉnh trong khu vực.
Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình tổ chức hoạt động kết nối cung cầu nhằm góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hợp tác, phát triển sản phẩm.
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Chiều 24/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025 (VCAE IF 2025).
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Mobile VerionPhiên bản di động