Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?

Thanh Hóa thu hút tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công phục vụ cho việc thực hiện dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công Lý do đầu tư công ở Bắc Ninh chậm nhưng đầu tư nước ngoài tích cực

Phấn đấu trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký Chỉ thị số 15 “Về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Theo đó, mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa là thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công phục vụ cho việc thực hiện dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao; đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị và Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn. Ảnh: Xuân Nghĩa

Bố trí trọng tâm, trọng điểm để triển khai những dự án lớn, mang tính biểu tượng, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; không bố trí vốn dàn trải, manh mún. Vốn đầu tư công được lập phù hợp với từng cấp chính quyền, từng cấp ngân sách, phạm vi địa giới hành chính và yêu cầu phát triển của các cấp, các ngành.

Đáng chú ý, tỉnh Thanh Hóa nêu rõ, số lượng dự án đầu tư vốn ngân sách nhà nước thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030 phải thấp hơn giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, ngân sách trung ương thấp hơn khoảng 15 - 20% tổng số lượng dự án; để tập trung cho các dự án lớn quan trọng và không mất nhiều thời gian hoàn thiện thủ tục.

Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn đầu tư công ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, trọng tâm là đầu tư cơ sở hạ tầng 6 hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế ven biển, hành lang kinh tế Bắc Nam, hành lang kinh tế trung tâm, hành lang kinh tế quốc tế, hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh (Xa lộ nông nghiệp), hành lang kinh tế Đông Bắc; phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, gồm: Trung tâm động lực phía Nam (Khu kinh tế Nghi Sơn), Trung tâm động lực thành phố Thanh Hóa - Sầm Sơn, Trung tâm động lực phía Tây (Lam Sơn - Sao Vàng), Trung tâm động lực phía Bắc (Bỉm Sơn - Thạch Thành); các công trình liên tỉnh, liên vùng, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Đầu tư các công trình thuộc các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn; cơ sở hạ tầng các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên bị thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đầu tư các công trình thiết yếu thuộc các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; thông tin - truyền thông, chuyển đổi số; khoa học công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế; lao động, việc làm; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đầu tư các công trình đảm bảo quốc phòng, an ninh…

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030

Để triển khai có hiệu quả đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ủy quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ các quy định tại Chi thị này và các văn bản liên quan, hướng dẫn các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, thời gian, tiến độ lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo đúng quy định.

Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 của tỉnh Thanh Hóa sẽ được bố trí thế nào?
Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nêu rõ: Số lượng dự án đầu tư vốn ngân sách nhà nước thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030 phải thấp hơn giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: HM

Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2026 - 2030 tham mưu UBND tinh trình HĐND tinh quyết định.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện rà soát, tổng hợp nhu cầu vốn, lập kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của tỉnh Thanh Hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền theo đúng trình tự và thời gian quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan, các chủ đầu tư, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh, nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho tỉnh; đồng thời, tổng hợp nhu cầu và lập kế đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 các nguồn vốn này; báo cáo UBND tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/9/2024, để tổng hợp, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 của cả tỉnh theo quy định…

Giao giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các chủ đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định tại chỉ thị này, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, khẩn trương đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 đảm bảo theo quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư công năm 2019, chất lượng, hiệu quả và sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị, báo cáo UBND tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 10/9/2024.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.
Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động