Đầu tư công nghệ cao: "Chìa khóa" cho sản phẩm dệt may tăng tốc vào EU

Trong ngành sản xuất, xuất khẩu dệt may của Việt Nam hiện nay, việc đầu tư công nghệ cao từ các nước Liên minh châu Âu (EU) được cho là một lợi thế giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh. Báo Công Thương đã trao đổi với ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean về kinh nghiệm trong việc đầu tư trên.

Thưa ông, việc đầu tư công nghệ hiện đại từ EU của doanh nghiệp dệt may hiện vẫn đang gặp trở ngại lớn nhất về nguồn vốn. Với kinh nghiệm đầu tư của mình ông có chia sẻ nào cho các doanh nghiệp áp dụng?

Đúng là để áp dụng những công nghệ mới, hiện đại từ EU là khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các công nghệ này rất đắt tiền còn nguồn vốn của doanh nghiệp thì lại hạn chế. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may Việt Nam thường có tài sản lớn nhất là đất đai nên họ có thể dùng tài sản này để thế chấp ngân hàng. Mặt khác phía đối tác EU sẽ sẵn sàng hỗ trợ để doanh nghiệp đầu tư công nghệ theo hình thức trả chậm trong vòng 1 - 3 năm. Nếu trả chậm 1 năm thì lãi suất hầu như không có còn trường hợp sau 1 năm thì lãi suất ở mức rất thấp, chỉ khoảng 0,5%/năm. Tôi cho rằng đây là một hướng mở rất thuận lợi và chúng tôi có thể đứng ra để giới thiệu cho doanh nghiệp nào của Việt Nam có nhu cầu đến các đối tác EU.

dau tu cong nghe cao chia khoa cho san pham det may tang toc vao eu
Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean

Vậy sản phẩm sản xuất ra từ những công nghệ hiện đại này có giá trị khác biệt như thế nào, thưa ông?

So với các sản phẩm truyền thống, chưa được áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì những sản phẩm được làm từ công nghệ của EU khách hàng rất khuyến khích và sẵn sàng chấp nhận giá cao hơn khoảng 30%. Không chỉ có giá trị gia tăng cao, sản phẩm này còn có lợi thế cạnh tranh hơn khi xuất khẩu vào EU bởi các nước trong khối luôn ưu tiên nhập hàng dệt may có công nghệ và nguyên liệu xuất xứ gắn chứng nhận Eco.

Ông đánh giá như thế nào về lợi thế của Việt Thắng Jean khi áp dụng những công nghệ của EU vào sản xuất?

Thực tế thì chúng tôi đã áp dụng tự động hóa trong sản xuất dệt may từ những năm 1993. Năm 2002 – 2003 chúng tôi tiếp tục đầu tư công nghệ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan vì giá thành công nghệ của EU quá đắt. Và phải đến năm 2005 chúng tôi mới mạnh dạn đầu tư công nghệ EU và kể từ khi đó các nhãn hàng dệt may của Việt Thắng Jean có lợi thế hơn hẳn vì được nhà nhập khẩu của EU công nhận chất lượng. Hiện mỗi năm chúng tôi đang duy trì xuất khẩu qua EU khoảng 20 triệu USD. Đây vẫn là một con số khiêm tốn do hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu sự cạnh tranh về thuế so với các nước khác như Ấn Độ, Bangladesh.

Để có kết quả này, tôi cho rằng máy móc chỉ là một phần, điều quan trọng là chủ doanh nghiệp phải có sự quyết đoán trong việc thay đổi để ứng dụng công nghệ vào những công đoạn khó, giảm sử dụng nhân công lao động, nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm. Vì chỉ khi các doanh nghiệp Việt Nam thực sự nỗ lực cải tiến về công nghệ và triệt tiêu các nguyên liệu độc hại mới có thể tăng tốc vào EU.

dau tu cong nghe cao chia khoa cho san pham det may tang toc vao eu
Đầu tư công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu vào EU. Ảnh minh họa

Như ông chia sẻ thì hàng dệt may hiện đang phải cạnh tranh về thuế với các nước khác ở thị trường EU, vậy với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mà Việt Nam mới ký kết gần đây sẽ tạo thuận lợi như thế nào cho ngành may nói chung và Việt Thắng Jean nói riêng?

Ở thời điểm hiện tại, các nước như Maylaysia, Bangladesh… đang có lợi thế hơn Việt Nam khi chịu thuế xuất khẩu vào thị trường EU chỉ khoảng 4 - 5%, trong khi hàng dệt may của Việt Nam vẫn đang chịu thuế 16%. Do đó khi EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ngành dệt may có lợi thế cạnh tranh về thuế hơn nhiều so với trước đây. Riêng với Việt Thắng Jean chúng tôi dự kiến mức tăng trưởng sẽ ở mức khoảng 30% so với hiện tại.

Xin cảm ơn ông!

Mai Ca (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu chỉ chấp nhận các sản phẩm từ doanh nghiệp tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội...
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.
3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy vẫn là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam, thu về gần 299 triệu USD, tăng về lượng và trị giá so cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động