Đầu tư công - động lực phát triển kinh tế địa phương
Phát triển kinh tế 05/12/2022 09:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Một số địa phương được điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 |
Kinh tế chuyển biến tích cực
Sơn La là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh; diện tích đất tự nhiên lớn, cao nguyên và núi rừng hùng vĩ; có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc Tây Bắc; truyền thống lịch sử, cách mạng hào hùng...
![]() |
Tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm |
Với mục tiêu “Xây dựng Sơn La sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc”, 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức 19/24 chỉ tiêu. Kinh tế của Sơn La đã có những bước phát triển với mức tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp và mở rộng, góp phần cải thiện đời sống và sinh hoạt dân cư; các lĩnh vực xã hội được quan tâm đầu tư có tiến bộ rõ rệt.
Báo cáo của tỉnh Sơn La cho thấy, tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,46%/năm. Quy mô kinh tế tăng mạnh, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 56.009 tỷ đồng, tăng 1,54 lần. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản chiếm 23,6%, công nghiệp –xây dựng chiếm 30,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,1%, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2015.
Đặc biệt trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 9,47% (tăng 2,12% so với kịch bản tăng trưởng đề ra; cao hơn GDP 9 tháng năm 2022 của cả nước (GDP cả nước tăng 8,83%). Thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.200 tỷ đồng, bằng 85% dự toán Trung ương giao, bằng 113% so với cùng kỳ (phấn đấu hết năm 2022 thu ngân sách đạt 4.550 tỷ đồng). Tổng huy động vốn tại địa phương 9 tháng đầu năm đạt 28.500 tỷ đồng, tăng 9,35% (tăng 2.479 tỷ đồng) so với 31/12/2021.
Có được kết quả này một phần nhờ nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh. Theo đó, thời gian qua, việc lập, thẩm định và giao kế hoạch đầu tư công hàng năm đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục, thứ tự ưu tiên quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với tổng mức vốn thông báo cho địa phương của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và thứ tự ưu tiên theo quy định. Kế hoạch vốn giao đã đảm bảo bám sát nhu cầu, khả năng thực hiện thực tế của từng chương trình, dự án, đảm bảo tính khả thi công thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và khả năng cân đối, huy động nguồn lực của tỉnh.
Bên cạnh đó, công tác quản lý điều hành về đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo đúng các văn bản quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Các quy định của tỉnh về đầu tư đã được ban hành hoặc chỉnh sửa, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng quản lý đầu tư
Kết quả, trong giai đoạn 2019-2022 việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát các quy định của pháp luật, nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư. Hoạt động tư vấn, thi công xây lắp thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, nêu cao vai trò giám sát của HĐND các cấp, của cộng đồng và các tổ chức xã hội.
Chỉ tính riêng năm 2022, tổng số vốn giao cho tỉnh là 5.981.010 triệu đồng, đến thời điểm này đã phân bổ chi tiết 5.081.188 triệu đồng, ước giải ngân thanh toán đạt 5.286.085 triệu đồng, bằng 88% số vốn giao.
Giải pháp trọng tâm
Trong thời gian tới, đầu tư công vẫn được xác định là nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, cũng như tỉnh Sơn La. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, Sơn La tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm.
Cụ thể, tăng cường quản lý đầu tư công, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị đầu tư; tăng cường công tác rà soát để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được triển khai theo quy định của Luật Đầu tư công; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện. Chú trọng công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cụ thể. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công định kỳ hoặc đột xuất theo chế độ báo cáo quy định; trong đó, phải đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân dự án…
Ngoài ra, tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả quá trình tái cơ cấu đầu tư công. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong đó, đối với vốn đầu tư công cần tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và liên vùng, liên địa phương. Đồng thời, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP); đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các dịch vụ công cộng…
Tiếp tục đổi mới đầu tư công phải hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính Nhà nước, bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động thông suốt, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đầu tư công không chỉ có tác dụng cung cấp nguồn lực cho bộ máy công quyền hoạt động, quan trọng là phải thông qua đó tác động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động bộ máy. Vì vậy, cần gắn việc đổi mới đầu tư công với xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, đồng thời phải coi đây là một trong những mục tiêu cần chú trọng thực hiện.
Ngoài ra, nâng cao năng lực và hiệu lực hoạt động của các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kết quả quản lý và sử dụng đầu tư công. Quy định rõ ràng trách nhiệm vật chất của những người đứng đầu cơ quan chính quyền Nhà nước mỗi cấp trước kết quả quản lý đầu tư công của cấp đó. Đổi mới công tác thanh tra, giám sát tài chính trong toàn bộ quá trình quản lý tài chính công. Nâng cao hiệu quả nguồn đầu tư công với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Khai xuân dự án tại KCN Phú Bài

Thanh Hóa: Cảng Nghi Sơn đón 11 tàu "xông đất" Tết Nguyên đán Quý Mão

Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá chúc Tết công nhân, lao động ngày làm việc đầu năm

Thanh Hóa: Khởi công tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 với tổng mức đầu tư 1.417 tỷ đồng

Thanh Hóa: Đón gần 430 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Phát triển mạnh sản phẩm OCOP, nâng cao thu nhập cho người dân

Thanh Hóa: Ngư dân làm lễ vươn khơi đón "lộc biển" đầu năm

Ngành Lao động, Thương Binh và Xã hội Thanh Hóa nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2022

Quảng Ninh: Rót tấn than đầu tiên trong ngày đầu năm mới Quý Mão 2023

Quảng Ninh: Từ 30/1 dừng dịch vụ lái xe trung chuyển hàng hóa tại cửa khẩu Móng Cái

Ngư dân Quảng Ngãi vươn khơi bám biển xuyên Tết

Lạng Sơn: Phát triển nhanh, bền vững kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Xây dựng Khu công nghiệp Đồng Bành đồng bộ, hiện đại

Chợ hoa xuân Hạ Long: Trăm người bán vạn người xem

Mục sở thị vùng rau lớn nhất TP. Đà Nẵng vào vụ Tết Quý Mão

Hà Tĩnh: Làng nghề đốt lửa phơi bánh đa nem phục vụ Tết Nguyên đán

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh cần trên 590 triệu m³ vật liệu san lấp

TP Hải Phòng cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh chú trọng phát triển ẩm thực gắn với kinh tế đêm

Tỉnh Quảng Bình: Truy thu hơn 1,5 tỷ đồng tiền vi phạm sử dụng điện

Bình Dương: Khoảng 2.100 tỷ đồng cho hàng hóa dịp Tết Quý Mão 2023

Sở Công Thương Hà Nội: Một năm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”

Trung Quốc đề nghị gì khi mở lại tất cả các hoạt động tại các cửa khẩu ở Móng Cái?

Thanh Hóa: Nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chăm lo Tết cho người lao động
