Đấu giá thành công hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2019
Xuất nhập khẩu Thứ ba, 26/11/2019 - 13:53 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tổng khối lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2019 theo cam kết mở cửa thị trường đường được đưa ra đấu giá là 98.000 tấn (30.000 tấn đường tinh luyện; 68.000 tấn đường thô). Theo quy định, đối tượng tham gia đấu giá đường thô phải là thương nhân sử dụng đường thô trực tiếp làm nguyên liệu để sản xuất ra đường tinh luyện. Thương nhân tham gia đấu giá đường tinh luyện phải là đơn vị trực tiếp sử dụng đường tin luyện làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (sữa, nước giải khát, bánh kẹo…).
Kết quả cho thấy, có 2 thương nhân tham gia đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường thô và 6 thương nhân tham gia đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện có hồ sơ hợp lệ. Tất cả cả đều đã trúng giá đấu.
![]() |
Trong đó, 6 doanh nghiệp đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện trúng giá đấu tổng cộng 11.000 tấn, chỉ bằng hơn 1/3 khối lượng hạn ngạch đưa ra đấu giá. Hai doanh nghiệp trúng giá đấu hạn ngạch nhập khẩu đường thô với tổng khối lượng là 15.000 tấn, thấp hơn rất nhiều so với tổng khối lượng đưa ra đấu giá là 68.000 tấn.
![]() |
Kết quả đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện |
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, sau đấu giá, Hội đồng Đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2019, sẽ báo cáo Bộ Công Thương để giao hạn ngạch cho các doanh nghiệp sớm nhập khẩu.
Sau phiên đấu giá này, kể từ ngày 1/1/2020, hàng rào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN sẽ chính thức được bãi bỏ. Việc nhập khẩu đường từ các nước ASEAN sẽ tuân thủ theo cam kết ATIGA, mức thuế nhập khẩu thực hiện theo biểu thuế của Bộ Tài chính ban hành.
![]() |
Kết quả đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường thô |
Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp quan tâm đến lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2019 chưa đấu giá hết (19.000 tấn đường tinh luyện và 53.000 tấn đường thô) có tiếp tục cho đấu giá nữa hay không; Cục Xuất nhập khẩu cũng như Bộ Công Thương sẽ có những giải pháp gì để giúp doanh nghiệp đường và người nông dân bảo vệ sản xuất trong nước…khi thực hiện cam kết ATIGA?
Ông Trần Thanh Hải cho biết: Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2019 chỉ có giá trị để nhập khẩu trong năm 2019. Thời gian còn lại không đủ để tổ chức đấu giá lượng hạn ngạch còn lại. Bộ Công Thương sẽ cùng với các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Hiệp hội Mía đường Việt Nam, các doanh nghiệp đường cũng như người nông dân trồng mía, căn cứ vào tình hình thực tế để có các biện pháp phù hợp với các thông lệ quốc tế nhằm bảo vệ sản xuất mía đường trong nước trước những biến động bất lợi tác động từ đường nhập khẩu (các biện pháp phòng vệ thương mại…), đảm bảo thị trường đường có sự cạnh tranh lành mạnh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ: Giảm lượng, tăng “chất”

Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng

6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 27,88 tỷ USD

5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tăng 11% về lượng

Hóa giải điểm nghẽn trong xuất khẩu gạo
Tin cùng chuyên mục

Ngành điều hạ mục tiêu xuất khẩu năm 2022

Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cát trắng silic, cát vàng khuôn đúc

NewZealand khởi động chiến dịch bán lẻ “Made With Care” tại siêu thị Lotte

Chi gần 40 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đan Mạch tăng 53,6%

Cá ngừ có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng cao

Hoa Kỳ giữ vị trí số 1 trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ: Khó giữ "phong độ"

Xuất khẩu nước mắm bình quân cả nước mới đạt khoảng 12,6%

Xuất khẩu thủy sản dự báo có thể cán mốc 10 tỷ USD trong năm 2022

Lai Châu: Nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc xuống giá

Cửa khẩu Móng Cái: Hoạt động xuất nhập khẩu trở lại bình thường

Xuất khẩu vào Anh tăng trưởng “đột phá” nhờ hiệp định UKVFTA

Doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất

Xuất khẩu gạo nên tập trung vào các thị trường bền vững

Xuất khẩu thanh long, rau gia vị sang thị trường EU gặp khó

Xuất khẩu quả chuối vào thị trường Trung Quốc: Cách nào để gia tăng thị phần?

Xuất khẩu sang CHLB Đức: Tìm "cửa" ngách

Cá tra Việt Nam được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Bắc Âu
