Thứ hai 21/04/2025 10:29

Đạt Top đầu xuất khẩu, Việt Nam nhập khẩu cà phê để làm gì?

Là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới nhưng trong 7 tháng qua Việt Nam cũng chi 110 triệu USD để nhập khẩu cà phê phục vụ cho hoạt động chế biến.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7, xuất khẩu cà phê đạt 70.000 tấn, giảm gần 36% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 7 tháng năm 2024, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt 964.000 tấn, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đạt 3,54 tỉ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tăng cao dù lượng giảm là nhờ giá cà phê từ đầu năm đến nay liên tục duy trì mức cao.

Nhập khẩu cà phê chủ yếu phục vụ cho chế biến (Ảnh minh hoạ)

Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu cà phê từ các nước lân cận như Indonesia, Lào, Thái Lan, Brazil, Bỉ.... Điều này đã được dự báo từ cuối tháng 4/2024 trong cuộc họp của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam lý giải, Việt Nam nhập khẩu cà phê nhiều năm nay, cũng như các nông sản khác (gạo, hạt điều…) từ các nước về chủ yếu phục vụ chế biến xuất khẩu. Như cà phê nhân, Việt Nam nhập khẩu từ các nước có giá bán thấp hơn, hoặc những loại cà phê mà Việt Nam trồng được ít do khí hậu thổ nhưỡng như cà phê Arabica. Việt Nam nhập loại cà phê này từ Lào do giá bán của họ thấp hơn ở Việt Nam. Cà phê Arabica trong nước chỉ có một số vùng trồng được nên số lượng hạn chế, trong khi loại này có chất lượng cao nên phải nhập khẩu về tiêu thụ.

Còn đối với cà phê chế biến, những năm gần đây hệ thống chuỗi cà phê trong nước phát triển, nhiều thương hiệu cà phê nước ngoài có mặt và mở chuỗi khắp các thành phố lớn tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cà phê này phần lớn nhập khẩu cà phê đã chế biến như cà phê rang xay, cà phê hòa tan.

Ở chiều xuất khẩu, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cà phê là một trong những mặt hàng xuất siêu cao nhất với con số 3,43 tỉ USD và tốc độ tăng cao nhất, đạt 32% so với cùng kỳ năm 2023 sau 7 tháng đầu năm 2024.

Trên thế giới, giá cà phê, đặc biệt là giá cà phê Arabica, vẫn tiếp tục đà giảm do áp lực từ tiến độ thu hoạch cà phê niên vụ mới tại Brazil.

Brazil đã hoàn thành 81% việc thu hoạch cà phê niên vụ 2024/2025 tính đến ngày 23/7, nhanh hơn so với mức 74% cùng kỳ năm ngoái và nhanh hơn mức trung bình 5 năm là 77%. Trong đó, lượng cà phê Arabica đã qua phân loại được chứng nhận lưu giữ trên thị trường New York đã tăng 2.495 bao vào ngày giao dịch cuối tuần, đạt mức 814.801 bao.

Riêng với cà phê Arabica, Brazil đã hoàn thành thu hoạch 75%, nhanh hơn mức 65% cùng kỳ năm ngoái và nhanh hơn mức trung bình 5 năm là 69%. Với cà phê Robusta, 95% số cà phê niên vụ mới đã được thu hoạch, nhanh hơn mức 89% cùng kỳ năm ngoái và nhanh hơn mức trung bình 5 năm là 93%.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD