Đánh giá tác động của EVFTA đối với từng ngành hàng xuất khẩu trọng điểm
Hiệp định EVFTA 01/06/2021 17:28 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đây cũng là hoạt động nằm trong khuôn khổ Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) của Bộ Công Thương theo Quyết định số 2091/QĐ-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam được xây dựng với mục tiêu đánh giá tình hình thực thi, kết quả tận dụng EVFTA đối với thương mại Việt Nam. Việc thường xuyên cập nhật, đánh giá hiệu quả trong quá trình tham gia EVFTA, những kết quả đạt được khi tham gia EVFTA đối với từng ngành hàng cụ thể góp phần có chính sách khai thác các mặt mạnh, kịp thời phát hiện các hạn chế, tồn tại, nguyên nhân nhằm kịp thời xây dựng, điều chỉnh các giải pháp điều hành một cách phù hợp. Chuyên san ban hành mỗi quý sẽ đánh giá tác động của EVFTA đối với từng ngành hàng xuất khẩu trọng điểm.
![]() |
Đánh giá tác động của EVFTA với xuất khẩu hàng hóa |
Chuyên san EVFTA với Thương mại Việt Nam số quý I/2021 đánh giá tác động đối với nhóm hàng Dệt may - Giày dép, nhóm hàng được kỳ vọng sẽ có tăng trưởng mạnh sau khi EVFTA có hiệu lực, và thực tế đã có tác động mạnh, phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. EVFTA được bắt đầu thực thi trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt EU là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các biện pháp cách ly, phong tỏa cùng với tác động về kinh tế làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng đối với các mặt hàng không thiết yếu, trong đó có sản phẩm dệt may - da giày nhập khẩu. Trong bối cảnh như vậy, EVFTA đã giúp phục hồi lại xuất khẩu của 2 ngành hàng này trong 5 tháng cuối năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021.
Đối với dệt may, mức giảm tăng trưởng xuất khẩu (tính lũy kế từ đầu năm) đã chậm lại kể từ tháng 8/2020 và bắt đầu ghi nhận tăng trưởng dương trong 3 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong 5 tháng cuối năm 2020 đạt 1,1 tỷ USD, giảm 6,4% so với 5 tháng cuối năm 2019. Trong quý I/2021, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU đã tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước. Việc xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU từ tháng 8/2020 dần cải thiện phản ánh sự phục hồi sau khủng hoảng của dịch Covid-19, lợi thế của Việt Nam trong chuẩn bị sớm nguồn hàng do công tác kiểm soát dịch bệnh trong nước đạt hiệu quả, nhưng một phần đóng góp quan trọng do tác động tích cực từ EVFTA, khi các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua một quá trình “thích nghi” các cam kết của Hiệp định, đặc biệt là các quy tắc xuất xứ.
Đối với giày dép, xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang thị trường EU cũng đang dần hồi phục trở lại, đặc biệt là trong quý I/2021. Quý I/2021, xuất khẩu giày dép sang EU tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong khi đó tại cùng thời điểm quý I/2020 chỉ tăng 0,1% và quý I/2019 tăng 11,9%. Kể từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021 đã có 6 tháng xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam sang EU tăng (ngoại trừ tháng 02/2021, xuất khẩu giày dép các loại sang EU giảm do nghỉ Tết Nguyên đán). Tuy số lượng và giá sản phẩm chưa trở lại bằng ngưỡng năm 2019, nhưng tín hiệu thị trường đã dần hồi phục.
Chuyên san EVFTA với thương mại Việt Nam do Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại xây dựng được xuất bản hàng quý nhằm cung cấp số liệu cập nhật về tình hình xuất khẩu các mặt hàng trọng điểm từ Việt Nam sang EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, đánh giá kết quả thực thi cam kết của Hiệp định EVFTA, đồng thời phân tích hiện trạng và tiềm năng xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực tại các thị trường thành viên EU.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Anh gia nhập CPTPP mở ra “chương mới” trong thương mại với Việt Nam

Hiệp định EVFTA giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ bối cảnh quốc tế

Doanh nghiệp miền Trung cần lưu ý gì để ứng phó phòng vệ thương mại trong EVFTA

Hàng Việt đối diện nhiều thách thức từ thị trường EU

Nhìn lại 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA và 4 giải pháp để tận dụng hiệu quả thị trường EU
Tin cùng chuyên mục

Tăng kết nối, tối đa hoá lợi ích của Hiệp định EVFTA

Gia Lai: EVFTA tạo động lực để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu qua thị trường EU

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì phiên họp lần thứ hai Uỷ ban Thương mại trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA

Ngày 20/12: Báo Công Thương tổ chức tọa đàm “Tăng kết nối hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA”

Hiệp định EVFTA mở rộng cánh cửa cho ngành dệt may

Việt Nam cam kết trong CPTPP và EVFTA vì nông nghiệp bền vững

Có Hiệp định EVFTA vì sao xuất khẩu nông sản sang EU vẫn khó?

Cơ hội phát triển lĩnh vực logistics từ thực thi EVFTA

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Bắc Âu tăng trưởng đến 73% nhờ Hiệp định EVFTA

Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực hải quan với Cơ quan chống gian lận châu Âu

Hiệp định EVFTA- “chất xúc tác” thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam

Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA: Cần quan tâm đặc biệt đến quy tắc xuất xứ

Cơ chế thực thi các cam kết về cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA

Gia tăng hàm lượng xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang EU trong EVFTA

Cơ hội để Quảng Nam khai thác vào thị trường châu Âu thông qua EVFTA

Hiệp định EVFTA và cơ hội tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU

Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA: Hiểu rõ tâm lý tiêu dùng để tăng xuất khẩu sang EU

Nâng cao năng lực thực thi hiệu quả Quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Làm thế nào để Việt Nam tận dụng khai thác tối đa cơ hội tại nhiều thị trường ngách?
