Đăng ký thương hiệu gạo ST25 tại thị trường Mỹ: Doanh nghiệp Việt đừng để chậm chân

Hiện đang có ít nhất 4 doanh nghiệp (DN) đăng ký bảo hộ thương hiệu cho gạo ST25 tại Mỹ và đang chờ duyệt. Dù thương hiệu gạo của ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của thương hiệu gạo ST25 - chưa thực sự mất. Nhưng nếu không sớm có động thái để bảo vệ thương hiệu ở thị trường nước ngoài thì gạo ST25 có nguy cơ bị mất thương hiệu tại thị trường Mỹ. GS.TS. Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Thông tin về việc có một số DN nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu cho gạo ST25 tại Mỹ và đang chờ duyệt, ông có nhận được không, ông bình luận gì về việc này?.

Tôi cũng được biết tin này cách đây 2 hôm. Nguyên nhân của việc này một phần do phía Việt Nam, mà ở đây là ông Hồ Quang Cua - cha đẻ của thương hiệu gạo ST25 đã không đăng ký thương hiệu. Một lý do khác được nhắc đến là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa công nhận giống ST25 này vì chưa qua khảo nghiệm trong nước.

Đây là một việc được cho là “lãng nhách”. Quốc tế công nhận vinh danh rồi, mình cứ nương theo đó rồi phất cờ lên. Cũng có thể vì lợi ích cục bộ, thấy tư nhân làm không ủng hộ. Do đó mà mình không đăng ký được. Như vậy, người ta lấy thương hiệu của mình, cũng giống cà phê Trung Nguyên vậy đó.

Giải pháp được đưa ra thời điểm hiện nay là gì, thưa ông?

Giờ mình phải giống Trung Nguyên làm đó là kiện mấy DN kia. Tốt nhất là Chính phủ Việt Nam phải can thiệp mạnh với cơ quan cho đăng ký thương hiệu của Mỹ. Thực tế, việc các DN Mỹ đăng ký không có lý do chính đáng. Bởi lẽ, gạo ST24, ST25 là của Việt Nam và đã có biểu đồ DNA của nó rồi. DN nào đăng ký thì hỏi là làm sao sản xuất ra, có minh chứng gì anh là tác giả của nó, anh trồng ở đâu... Việc này sẽ "bắt lỗi" được việc mấy DN kia làm giả mạo.

GS.TS. Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ
GS.TS. Nhà giáo nhân dân Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trên thực tế, không chỉ riêng mặt hàng gạo mà nhiều mặt hàng khác, theo ông bất cập hiện nay trong việc xây dựng thương hiệu nông sản Việt trên thị trường thế giới là gì?

Thứ nhất, tác giả của Việt Nam mình không mặn mà trong việc làm thương hiệu. Do thủ tục làm thương hiệu của Việt Nam rất nhiêu khê. Có rất nhiều điều kiện để đảm bảo sản phẩm này là của tác giả đó. Do đó, thủ tục làm rất khó khăn và tốn kém.

Trong giai đoạn phôi thai, khi các DN chưa quen việc này. Trong khi kinh phí doanh nghiệp hạn chế, không thể đăng ký như các DN nước ngoài. Tôi cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách để nâng đỡ, để giữ được thương hiệu của nông sản Việt Nam. Còn nếu để DN muốn làm gì thì làm, không làm được thì ráng chịu thì cũng sẽ rất khó.

Quay trở lại thương hiệu gạo Việt, ngay từ đầu, khi gạo ST25 đi thi và được giải. Phía DN cũng đã có sự liên hệ để có thể xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, việc này cũng gặp nhiều khó khăn và không đưa được? Liệu chăng, chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới nói riêng và thị trường Mỹ nói riêng, thưa ông?

Đúng vậy. Đáng lý ra mình phải có người tại Mỹ. Chẳng hạn, ngay bản thân tác giả là Hồ Quang Cua cũng không gửi mẫu gạo mình sang đó. Tôi đã nói với ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An. Anh Phạm Thái Bình đã rất nhanh chóng và đã gửi mẫu gạo qua đó. Nhưng bên kia hỏi lại, liệu họ đặt hàng thì gạo có được đúng y chang như mẫu đã gửi hay không? Hay bây giờ ăn ngon và có thể cạnh trạnh được nhưng chất lượng gạo có đảm bảo độ ổn định như vậy trong thời gian dài hay không? Những thông tin này, phía DN Việt Nam vẫn chưa trả lời được.

Nguyên nhân, do chúng ta vẫn làm ăn manh mún, nhỏ lẻ. DN, hợp tác xã chưa gắn kết với nhau và phụ thuộc vào thương lái. Đây là một điểm yếu của mình. Do đó, lần thì mình gửi đi mẫu này, lần khác mình lại gửi đi mẫu khác. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa cho giống lúa này vào danh sách được ưu đãi.

5000-ok-trang-18-ynh-hy
Công ty của ông Hồ Quang Cua phải đứng ra kiện lại DN nước ngoài đăng ký bảo hộ thương hiệu cho gạo ST25 tại Mỹ vì họ sở hữu thương hiệu này

Câu chuyện xây dựng thương hiệu gạo không phải là lần đầu tiên mà đã bàn đến cách đây cách đây 30 năm, cơ hội đến nhưng chúng ta lại tiếp tục để tuột mất? Ông có nhận được thêm các thông tin bên lề về gạo ST25 chưa?

Chúng tôi vẫn chưa nắm được mà vẫn đang hỏi thông tin liên quan đến vấn đề DN nước ngoài đăng ký thương hiệu gạo ST25 của Việt Nam.

Nếu họ đăng ký độc quyền thì chúng ta vẫn có quyền kiện trở lại giống như trường hợp cà phê Trung Nguyên không, thưa ông?

Đúng vậy. Chỉ có điều chúng ta sẽ tốn tiền và tự mình đẩy mình vào thế khó do phải thuê luật sư. Dù vậy, chúng ta cũng vẫn phải làm. Có trường hợp bánh tráng thương hiệu Ba Cây Tre của DN Thuận Phong ở Mỹ Tho cũng bị một DN bên Mỹ đăng ký thương hiệu Ba Cây Tre ở Mỹ Thọ. Mỹ Tho và Mỹ Thọ chỉ khác nhau 1 dấu mà DN kia đăng ký độc quyền. DN Thuận Phong cũng đã phải tốn kém cả trăm ngàn USD, qua rất nhiều vụ kiện mới lấy lại được thương hiệu Ba Cây Tre.

Trong trường hợp này, Công ty của ông Hồ Quang Cua phải đứng ra kiện vì DN sở hữu thương hiệu này.

Như trường hợp nước mắm Phú Quốc, ngay từ hồi Thái Lan đăng ký tên Phú Quốc lấy tên Thái Lan. Sau này mình kiện lại.

Những thị trường lớn như Mỹ, EU… họ có đội DN chuyên "săn" các thương hiệu bán chạy để họ đăng ký sở hữu trí tuệ trước. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản nhiều nhất nhưng lại vẫn chưa quan tâm đến thương hiệu của mình, vì sao, thưa ông?

Việc này gần như là tập quán. Nhà nước để cho DN, nông dân muốn làm gì thì làm mà không có định hướng chiến lược cho họ. Từ chỗ đó, đưa tới hệ quả như mình đã thấy.

Xin cảm ơn ông!

Liên quan đến lĩnh vực này, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, trong sáng ngày 22/4 đã kiểm tra thông tin. Hệ thống đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Mỹ cho thấy hiện có 5 hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở trạng thái "đang kiểm tra", của 4 doanh nghiệp. Do đó, thương hiệu gạo ST25 chưa bị mất tại thị trường Mỹ, nhưng nếu thời gian tới doanh nghiệp không làm gì, không có động thái kịp thời để bảo vệ, bảo hộ thương hiệu thì có thể bị mất.

Để giữ được thương hiệu, doanh nghiệp phải cung cấp bằng chứng, chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của gạo ST25 trong quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đưa sản phẩm ra thị trường, mang sản phẩm đi tham dự.

Do nguồn lực có hạn, theo quy định hiện nay Chính phủ sẽ không làm thay doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài. Các cơ quan liên quan chỉ cảnh báo, tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Mỹ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Hành trình 20 năm phát triển của mật ong Tam Đảo vươn ra thế giới không chỉ khẳng định chất lượng mà còn là nỗ lực xúc tiến, đưa nông sản Việt Nam "cất cánh".
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đòn bẩy tái cân bằng xuất nhập khẩu

Dự thảo Nghị định về thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng nhằm định hình lại chính sách xuất nhập khẩu theo hướng chủ động, có định hướng...
Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Bộ trưởng Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng mới

Để đạt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên thì 9 tháng cuối năm cần tăng khoảng 8,3%; tăng trưởng quý II là 8,2%, quý III và quý IV lần lượt là 8,3% và 8,4%.
Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu 3 tháng đầu năm đạt 202,52 tỷ USD

Theo Cục Thống kê – Bộ Tài chính, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Giảm thuế nhập khẩu với Hoa Kỳ: Mở cửa thị trường, giữ chắc nền móng

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ động đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% với hàng hóa từ Hoa Kỳ trong cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Việt Nam cập nhật về quy tắc xuất xứ tại WTO

Từ ngày 3 - 4/4/2025, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức phiên họp thường kỳ tại Geneva, Thụy Sỹ.
Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cầu đối thoại đã bắc qua biển thuế

Cuộc điện đàm Việt - Mỹ mở lối thoát giữa sóng gió thuế quan, tái định vị Việt Nam như người kiến tạo cây cầu thương mại bằng bản lĩnh và đối thoại.
Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Đàm phán thuế quan Việt - Mỹ trên bàn cờ lớn: Một vài khuyến nghị

Trong môi trường địa kinh tế đầy biến động, thuế quan hiện không chỉ là rào cản thương mại, mà còn là bàn đạp chiến lược trong bàn cờ quyền lực kinh tế toàn cầu
Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Logistics Việt Nam thành lập tổ phản ứng nhanh tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam quyết định thành lập Tổ phản ứng nhanh của hiệp hội để xử lý với những biến động trên thị trường.
Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Thấy gì từ các ‘ông lớn’ làm chủ cánh buồm trong bão thương mại?

Nhiều quốc gia đã chủ động “làm chủ cánh buồm” giữa bão thương mại toàn cầu. Việt Nam cần chọn hướng đi để không trôi theo sóng, mà dẫn dắt dòng chảy mới.
Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương sẽ xây dựng website riêng về xuất xứ hàng hóa

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, sẽ có website về xuất xứ hàng hóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA dễ hơn và góp phần phòng chống gian lận thương mại.
Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Chưa vội điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu: Bình tĩnh nhìn tổng thể

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, chưa bàn đến điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, theo tinh thần “bình tĩnh, nhìn tổng thể và toàn diện”.
Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

Chương trình 'Tick xanh trách nhiệm' của Bách Hóa Xanh được ký kết với các doanh nghiệp sẽ đem lại chuỗi cung ứng an toàn, minh bạch cho nông sản Lâm Đồng.
Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Hàng Việt xuất khẩu vào Bắc Âu trước thách thức có thêm cơ hội mới

Mức thuế đối ứng mà Hoa Kỳ áp cho hàng hoá nhập khẩu đã và đang mang lại cả cơ hội và thách thức đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Âu.
Mobile VerionPhiên bản di động