Acecook Việt Nam: Vì quyền lợi người tiêu dùng Mì ăn liền gây nóng, Chuyên gia nói gì? |
Trong các loại lương thực thông dụng, là một trong số loại thực phẩm chịu nhiều đồn đoán về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Với một số người, mì ăn liền được liệt vào nhóm hạn chế, chỉ dùng vào những khi lỡ bữa hoặc ăn vặt lúc đói lòng. Có người thậm chí cho rằng, đây là loại thực phẩm không dành cho trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai.
Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền
Một số người cho rằng mì ăn liền là loại thực phẩm "nghèo" dinh dưỡng, sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Theo các chuyên gia - mì ăn liền thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến, cùng nhóm với gạo/cơm, cháo, bún, bánh phở, bánh mì… là những thực phẩm cung cấp chủ yếu chất bột đường trong bữa ăn. Trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75 g) chứa 40-50 g chất bột đường, 10-13 g chất béo và không ít hơn 6,9 g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350 Kcal (tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).
Hàm lượng dinh dưỡng của mì ăn liền và một số thực phẩm thông dụng khác (phần không kể thải bỏ) - Nguồn: * Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, xuất bản năm 2017; ** Thông tin trên bao bì của 1 gói mì Hảo Hảo. |
Khi so sánh hàm lượng chất bột đường trong 1 gói mì ăn liền (loại 75 g) với các loại thực phẩm cơ bản trong bữa ăn cho thấy tương đương với 100 g bánh mì, ít hơn khi so với 1 bát cơm (100 g gạo/bát) và cao hơn các thực phẩm đã chế biến như bún, bánh phở (bảng trên). Ngoài ra, mì ăn liền còn chứa hàm lượng đạm và chất béo nhất định. Ngày nay, các nhà sản xuất đã bổ sung vào gói mì nhiều thành phần nguyên liệu phong phú như trứng, tôm, thịt gà, rong biển, bắp, giá, cà rốt… để thay đổi khẩu vị và đặc biệt là gia tăng dưỡng chất.
"Nếu người tiêu dùng sử dụng 1 thực phẩm là mì ăn liền để thay cho 1 bữa ăn hoàn chỉnh thì tương tự như 1 bữa ăn chỉ có món cơm hoặc bún mà không có món canh rau, món mặn…", chuyên gia cho biết thêm.
Chuyên gia cũng khẳng định, xét về giá trị dinh dưỡng, không có một loại thực phẩm nào là tốt nhất và càng không thể là duy nhất để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Nói cách khác, nếu bữa ăn chỉ gồm một loại thực phẩm thì không thể cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người trưởng thành. Khi ăn mì ăn liền, mỗi người tiêu dùng nên biết cách phối hợp với các thực phẩm khác để tạo nên bữa ăn cung cấp đủ cả về số lượng lẫn cân đối các chất dinh dưỡng và đa dạng về thực phẩm.
"Thực tế không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách sẽ trở thành không tốt. Ngay cả một thực phẩm được người tiêu dùng cho là "bổ dưỡng" cũng gây những ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể nếu sử dụng quá mức hoặc không phối hợp với các thực phẩm khác. Vì vậy, mì ăn liền không phải là thực phẩm gây hại cho sức khỏe mà quan trọng là chúng ta phải sử dụng sao cho phù hợp và đúng cách", Vị chuyên gia nhấn mạnh.
Bữa ăn dinh dưỡng với mì ăn liền
Theo các chuyên gia, một bữa ăn hợp lý cần kết hợp đầy đủ và cân bằng giữa 4 nhóm dưỡng chất: Đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mì ăn liền cũng là thực phẩm cơ bản tương tự như cơm, bún, bánh phở… nên mọi người có thể dễ dàng kết hợp cùng các loại thực phẩm khác (thịt, trứng, hải sản, rau xanh…) để tạo nên bữa ăn hoàn chỉnh, để có bữa ăn ngon, đủ chất với mì ăn liền.
Thứ nhất, bổ sung vào mì ăn liền các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cải cúc, rau muống, cà rốt, cà chua… Ngoài các loại vitamin và khoáng chất, chất xơ trong rau củ còn giúp tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải phòng ngừa táo bón, không gây nóng trong người, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, đào thải cholesterol dư thừa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường túyp 2. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế thì mỗi người cần ăn đủ 400 g rau quả hàng ngày.
Thứ hai, thưởng thức mì ăn liền kèm thực phẩm giàu đạm. Bổ sung thịt bò, thịt lợn, hải sản, trứng hoặc các loại nấm, đậu, rong biển… giúp bữa ăn với mì ăn liền cân đối hơn giữa các chất sinh năng lượng, đặc biệt là cân đối giữa đạm động vật và thực vật.
Thứ ba, kiểm tra chất lượng gói mì ăn liền trước khi lựa chọn. Người dùng nên xem kỹ hạn sử dụng, an toàn đóng gói, lựa chọn các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty uy tín và được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền.
"Ngay cả các loại mì chiên nếu được sản xuất theo quy trình hiện đại, kiểm soát tốt chất lượng dầu chiên, hạn chế transfat dưới mức quy định, các nguyên vật liệu được kiểm tra chất lượng và được cấp phép của cơ quan quản lý có thẩm quyền thì hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm", chuyên gia cho biết.
Trong trường hợp không có các loại thực phẩm khác để kết hợp, chuyên gia cho rằng, một tô mì chế nước sôi vẫn có thể thay thế một bữa ăn vội nếu không có đủ thời gian, không sẵn có các nhóm thực phẩm khác. Người dùng cần chú ý ăn uống đa dạng thực phẩm vào những bữa ăn khác trong ngày cũng như luôn sắp xếp công việc để những bữa ăn như vậy không xảy ra thường xuyên.