Đắk Lắk tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng”

Ngày 21/12, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ tổng kết Dự án “Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.
Đắk Lắk có thêm 2 di sản được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Dự án “Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc tài trợ hơn 25.000 USD, được triển khai thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 12/2022 tại 4 huyện Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’gar.

Sau 7 tháng thực hiện, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với các địa phương mở 2 lớp gồm Lớp truyền dạy đánh chiêng nữ Êđê Bih tại buôn Trấp, huyện Krông Ana và Lớp truyền dạy đánh chiêng M’nông tại buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk. Các lớp học được triển khai từ tháng 6 - 9/2022. Tại đây, các nghệ nhân giàu kinh nghiệm đã hướng dẫn, truyền dạy cho 40 học viên hiểu và nắm được những kỹ thuật cơ bản để đánh các bài chiêng cơ bản như: Đón khách, Mừng mùa, Cúng lúa mới, Tiễn khách. Qua các lớp truyền dạy đánh chiêng, nhiều học viên, nhất là thiếu nhi dân tộc thiểu số có thêm môi trường bổ ích để tiếp cận với văn hóa truyền thống dân tộc.

Đắk Lắk tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng”

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ dự án, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tặng 01 bộ chiêng Êđê Bih, 15 bộ trang phục thổ cẩm truyền thống cho đội chiêng Êđê Bih, thị trấn Buôn Trấp và 15 bộ trang phục nam Êđê cho buôn KaLa, xã Dray Sap, huyện Krông Ana; tặng 1 bộ chiêng M’nông và 30 bộ trang phục thổ cẩm truyền thống cho buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk. Sở còn phối hợp với UBND huyện Lắk tổ chức phục dựng nghi lễ kết nghĩa anh em của người M’Nông, qua đó góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc gắn với phát triển du lịch của địa phương. Ngoài ra, Sở khảo sát, chọn 8 bài chiêng truyền thống của người Êđê và M’nông để ghi hình, dựng tư liệu, lưu giữ.

Đắk Lắk tổng kết dự án “Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng”
Truyền dạy đánh chiêng nữ Êđê Bih tại buôn Trấp, huyện Krông Ana. Ảnh: Minh Huệ

Tại buổi Lễ, ông Lại Đức Đại - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh nhấn mạnh, Không gian văn hóa cồng chiêng là tài sản quý giá, linh thiêng và trở thành bản sắc văn hóa riêng vốn có của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần làm sống động đời sống tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, tạo sức hút đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng thời gian qua còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Do đó, lãnh đạo Sở trân trọng cảm ơn Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc đã tài trợ, giúp đỡ và cùng hợp tác thực hiện dự án với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực. Đồng thời mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hợp tác của Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời gian tới.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Nhiều sản phẩm, hàng hoá vùng dân tộc như trà shan tuyết, bánh chưng gù Hà Giang, cà phê Đắk Lắk, thổ cẩm Cao Bằng… 'đắt khách' tại Hội chợ VITM Hà Nội 2025.
Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Từng là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) nay đang đổi thay từng ngày nhờ một loại cây trồng - cây đào tiên.
Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Nhiều suất quà ý nghĩa đã được Đoàn Thanh niên NSMO, Chi đoàn Vụ Pháp chế, Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương, Bitexco trao tận tay người dân huyện Bá Thước.
Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

"Mai Tây Bắc" - cô gái 9X dùng mạng xã hội làm cầu nối, đưa nông sản vùng cao đến với thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội đổi đời cho đồng bào dân tộc.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk của đồng bào Khmer thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng vừa trở thành di sản văn hoá phi vật thể sắp diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Du lịch khởi sắc đang mở thêm cánh cửa tiêu thụ đối với hàng hoá, nông sản Mộc Châu, cũng như tạo động lực cho kinh tế địa phương phát triển.
Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Tiêu thụ sản phẩm cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những hoạt động trọng tâm được Bộ Công Thương và các doanh nghiệp thực hiện.
Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

Đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai đã phát huy vốn văn hóa bản địa, xây dựng nơi mình sống thành điểm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị truyền thống.

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Thông qua Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Đắk Lắk tiếp tục quảng bá, thương mại hoá sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Mobile VerionPhiên bản di động