Đắk Lắk: Thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo nông thôn tỉnh Đắk Lắk có bước khởi sắc.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Đắk Lắk có địa bàn rộng, đồng bào dân tộc thiểu số đông, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên việc cân đối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, sau 3 năm thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm. Đời sống tinh thần của nhân dân tiếp tục được quan tâm cả về lượng và chất; Hệ thống chính trị được củng cố và kiện toàn; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững.

Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk cho thấy, sau 3 năm từ 2021 đến 2023 triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Đắk Lắk được giao tổng vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 3.431,8 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là hơn 2.289 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 1.142 tỷ đồng.

Trên cơ sở mục tiêu của từng chương trình và các quy định về địa bàn, đối tượng được hỗ trợ đầu tư từ các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã cân đối để bảo đảm việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phù hợp với quy định, vừa bảo đảm góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Đắk Lắk: Thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia
Đắk Lắk đạt được nhiều thành quả trong xây dựng nông thôn mới

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 74/151 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; ước đến cuối năm 2023 toàn tỉnh có 84/151 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Về công tác giảm nghèo, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 12,79% cuối năm 2021 giảm xuống còn 10,94% vào cuối năm 2022 và ước thực hiện năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh giảm từ 1,5-2% so với năm 2022.

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 26,74% xuống còn 23,08%, giảm 3,66% so với cuối năm 2021, số hộ nghèo giảm từ 41.515 hộ xuống còn 35.982 hộ, giảm 5.533 hộ.

Từ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, cơ sở hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện và nâng lên về mọi mặt.

Tuy nhiên, do khung cơ chế chính sách triển khai chậm, chưa bảo đảm tiến độ thực hiện. Đồng thời, quy trình xây dựng và ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện theo thẩm quyền của bộ, cơ quan Trung ương còn chậm; việc giao vốn chậm... đã ảnh hưởng đến việc triển khai và giải ngân nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.

Ông Nguyễn Đình Trung - Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, đồng bào dân tộc thiểu số đông, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn… Vì vậy, việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2021-2025 có ý nghĩa hết hết sức quan trọng đối với tỉnh.

Do vậy, thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk sẽ cố gắng khắc phục mọi khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tập trung triển khai thực hiện hiệu quả và bảo đảm tính bền vững của các chương trình. Cùng với đó, tỉnh chú trọng công tác tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong quá trình thực hiện.

Thông tin tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk về kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, trong thời gian tới tỉnh Đắk Lắk cần nỗ lực hơn nữa và tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, dự án thành phần của các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo, công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chương trình.

Đồng thời, tỉnh cần tiếp tục rà soát các văn bản, chính sách còn bất cập để kiến nghị Trung ương sửa đổi cho phù hợp, tạo thuận lợi cho địa phương trong quá trình thực hiện; bảo đảm nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân…

Tỉnh Đắk Lắk được giao tổng vốn ngân sách nhà nước thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 3.431,8 tỷ đồng. Trong đó, tổng vốn ngân sách nhà nước giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 3 năm 2021-2023 là hơn 1.097 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển hơn 927,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 387,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 540 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là hơn 169,9 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương là hơn 115,7 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 54,2 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng vốn ngân sách nhà nước giao thực hiện là hơn 696,3 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển hơn 382,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 347,8 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 34,8 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 313,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 285,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh hơn 28,4 tỷ đồng.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tổng vốn ngân sách nhà nước giao thực hiện là hơn 1.637,7 tỷ đồng, bao gồm: vốn đầu tư phát triển hơn 978,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 886,6 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 92 tỷ đồng; vốn sự nghiệp hơn 660 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hơn 599,1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 60 tỷ đồng…

Nhật Khôi
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Thái Bình: Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án nhà ở thương mại

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án trăm triệu USD

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Thái Nguyên "mở rộng cửa" đón các nhà đầu tư nước ngoài

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

Lâm Đồng: Quyết tâm phối hợp giữ vững rừng giáp ranh

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

“Cải thiện môi trường kinh doanh chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Nam Định: Ý Yên sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất làm 3 đợt

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Doanh nghiệp Cộng hoà Séc tìm cơ hội đầu tư vào Tuyên Quang

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều đơn vị tài trợ lễ hội Festival Huế 2024

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Thái Bình: Giám đốc Sở Nội vụ Phạm Văn Nghiêm được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Đắk Lắk: Đề xuất nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ 26, 27, 29 chạy qua địa bàn

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

Lâm Đồng: Tập đoàn Phương Trang đề xuất áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu đầu tư dự án cao tốc

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

EVNNPC diễn tập ứng phó sự cố lưới điện, hưởng ứng tháng hành động An toàn vệ sinh lao động

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Hưng Yên: Bí thư Huyện ủy huyện Tiên Lữ xin nghỉ hưu trước tuổi

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Tuyên Quang: Siết chặt hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xe máy điện, xe đạp điện

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Phát huy vai trò người có uy tín ở Thái Nguyên

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vì sao PTSC dừng hoạt động Khu Nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Vì sao Lâm Đồng cho lò đốt rác y tế tiếp tục hoạt động khi không còn phù hợp quy hoạch?

Xem thêm