Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng
Nhiều loại trái cây xuất khẩu đồng loạt tăng giá Trái cây xuất khẩu: Còn nhiều thách thức

Sáng 10/3, tại tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk.

Nhà máy có vị trí tại thôn Nam Kỳ, xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar, có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng; do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu làm chủ đầu tư, dự kiến thi công trong thời gian 18 tháng.

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng
Các đại biểu bấm nút khởi công xây dựng dự án.

Đây là một dự án mang laị nhiều giá trị cho người nông dân tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung. Dự án nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk là một giải pháp kinh tế quan trọng, không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản của khu vực Tây Nguyên mà đặc biệt còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị và thương hiệu của nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia khác trên thế giới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết: Dự án nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk với công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm, có tổng vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng, ý tưởng để hình thành nhà máy xuất phát từ dịch Covid-19 vào năm 2021, đây là thời điểm khó khăn nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm. Với sự chỉ đạo trực tiếp từ Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Lắk, sau hơn 2 năm, nhà máy đã được khởi công xây dựng.

"Đây là dự án quan trọng, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu nông sản của tỉnh Đắk Lắk để xuất khẩu đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Dự án đi vào hoạt động sẽ tác động lớn đến sự phát triển nông nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư Mgar nói riêng. Do đó, tỉnh mong muốn công ty sẽ tập trung đầu tư phát huy và phối hợp với địa phương để triển khai thi công đảm bảo đúng tiến độ và chấp hành nghiêm các quy định về đầu tư và các quy định của Nhà nước", ông Nguyễn Tuấn Hà chia sẻ.

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng
Ông Nguyễn Tuấn Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắm

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết: Dự án Nhà máy Chế Biến Trái Cây Xuất Khẩu Chánh Thu Đắk Lắk sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính: Thu mua, đóng gói các loại trái cây tươi xuất khẩu như Sầu riêng, chanh dây, khoai lang, bơ xuất khẩu sang thị trường: Trung Quốc, Nhật, EU..; Sản xuất chế biến các loại trái cây đông lạnh theo công nghệ tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của các thị trường như Mỹ, Canada, EU, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, mục tiêu cung cấp ổn định về chất lượng và số lượng cho các hệ thống siêu thị lớn bằng chính thương hiệu của mình “Chanh Thu- Made in Vietnam”; Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến sâu nhầm tối đa giá trị và đa dạng sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp chế biến công nghệ cao; Và xây dựng chuỗi liên kết bền vững với các hợp tác xã, nông dân với phương châm cùng đầu tư cùng phát triển bền vững.

"Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức mình để làm thật tốt vai trò của mình trong chuỗi liên kết, tạo sự ổn định đầu ra cho bà con nông dân, tạo công ăn việc làm ổn định cho công nhân địa phương đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, tạo sinh kế bền vững cho những người đồng hành cùng chúng tôi và thực hiện đúng với phương châm hướng đến mục tiêu chung là chung tay xây dựng nền “nông nghiệp tử tế”, bà Ngô Tường Vy cho hay.

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng
Các đại biểu tham dự lễ khởi công Nhà máy

Cũng tại Lễ khởi công, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay: Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk cũng đã triển khai nhiều các hành động cụ thể, quyết liệt, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, từng bước khẳng định là điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến nông sản. Để có được lễ khởi công Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu, chủ đầu tư đã mất nhiều thời gian, công sức, và được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương.

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng
Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

"Dự án Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk là một dự án quan trọng, tôi hy vọng rằng khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ nâng cao giá trị và thương hiệu cho nông sản Việt Nam khi xuất khẩu đi các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, dự án cũng tác động lớn đến phát triển nông nghiệp, kinh tế xã hội huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk và cả vùng Tây Nguyên. Trong bối cảnh trên, tôi đề nghị các cấp lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, lãnh đạo các sở, ban ngành và lãnh đạo huyện tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho chủ đầu tư trong quá trình thi công. Chúng ta cần đảm bảo rằng công trình sẽ được hoàn thành đúng tiến độ và đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật và chất lượng. Điều này sẽ giúp dự án sớm hoàn thành, đi vào hoạt động và phát huy toàn diện dự án", ông Hoàng Trung đề nghị.

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Nhằm khai thác lợi thế của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoa tam giác mạch đã trở thành thương hiệu và là biểu tượng của ngành du lịch Hà Giang. Hiện tỉnh cũng đang phát triển cây hoa này theo hướng hàng hóa.
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...
Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Là cây trồng chủ lực của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, Hà Giang đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị chè Shan tuyết.
Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Bắc Kạn: Tìm giải pháp mở rộng mở đầu ra cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Nua Lếch

Gạo nếp Khẩu Nua Lếch là giống lúa nếp bản địa của đồng bào dân tộc Tày, được trồng một vụ duy nhất trong năm tại cánh đồng xã Thượng Quan, Ngân Sơn, Bắc Kạn.
Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Yên Bái: Đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng qua thương mại điện tử

Tỉnh Yên Bái xác định thương mại điện tử là kênh thông tin quan trọng để đưa nông sản của bà con đồng bào dân tộc đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.
Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Longform | Ara-Tay Coffee và “hạt cà phê tử tế” của phụ nữ dân tộc Thái

Ara-Tay Coffee đã trở thành một thương hiệu cà phê đặc biệt của phụ nữ Thái tại Sơn La. Câu khẩu hiệu của bà con là: “Tử tế đến từng hạt".
Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Hòa Bình gia tăng giá trị nông sản qua sàn thương mại điện tử

Nắm bắt xu hướng mới, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Hòa Bình tích cực hỗ trợ bà con vùng dân tộc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Hoà Bình: Cần chính sách đầu tư đồng bộ, hỗ trợ đồng bào dân tộc thoát nghèo

Bà con vùng dân tộc tỉnh Hoà Bình rất cần có thêm những chính sách đầu tư đồng bộ để hỗ trợ đồng bào dân tộc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án phát triển nghề thủ công truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng tại thôn Phà Xắc đã thay đổi đáng kể.
Mật ngọt trên đất Sơn La

Mật ngọt trên đất Sơn La

Các xã vùng cao của Sơn La có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho đàn ong cư trú. Đây cũng là 1 trong những nguồn sinh kế bền vững cho bà con vùng dân tộc địa phương.
Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Sơn La: Thời trang xanh giúp cây chuối Tú Nang “cất cánh” vươn xa

Cây chuối đang trở thành cây trồng chủ lực đem lại thu nhập cho người dân ở huyện Yên Châu (Sơn La), nhiều thứ từ cây chuối tưởng như bỏ đi cũng thành hàng hoá
Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Longform | Đồng bào Chăm Ninh Thuận: Làm giàu từ cây măng tây xanh giữa vùng cát trắng

Nhiều năm nay, đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khắc phục sự khắc nghiệt của thời tiết “gió như phang, nắng như rang” bằng cây măng tây mang lại giá trị kinh tế
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động