Thứ sáu 09/05/2025 16:17

Đăk Lăk: Hiệu quả từ các đề án điểm

Tại Đăk Lăk, các đề án hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã và đang hút một lượng đáng kể nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, cơ sở vào sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT).

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đăk Lăk (Trung tâm) đang thực hiện 23 đề án thuộc kế hoạch khuyến công địa phương đợt 1 năm 2022, với tổng kinh phí là 5,374 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 2,515 tỷ đồng, kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng là 2,859 tỷ đồng. Phần lớn nguồn kinh phí được dùng để thực hiện nội dung hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Các đề án được dự kiến triển khai rộng rãi trên địa bàn các huyện: Cư M’ga, Krông Năng, Krông Búk, Lắk, Ea Súp, Krông Ana, Ea H’Leo, Krông Pắk, Krông Bông, Buôn Đôn.

Nguồn kinh phí khuyến công chủ yếu được dùng để hỗ trợ, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Năm 2021, Trung tâm đã triển khai 12 đề án thuộc nội dung này trong các lĩnh vực: Chế biến nấm, sản xuất bột cacao, socola, cà phê bột, bún, trà mãng cầu và gia công tôn. Hay cả giai đoạn vừa qua (từ năm 2014-2020), 62 đề án đã được thực hiện.

Theo ghi nhận chung, các đề án được triển khai thực hiện không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế nhanh và bền vững cho doanh nghiệp mà còn thu hút một lượng vốn đối ứng lớn từ đối tượng thụ hưởng.

Đáng nói, đã có không ít những đề án, mô hình điển hình với hiệu quả kinh tế - xã hội cao được lan tỏa và nhân rộng. Nguồn vốn khuyến công cũng trở thành động lực, khuyến khích, động viên các đơn vị CNNT đầu tư, ứng dụng đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các khu, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, nhận thức của các cấp, ngành, doanh nghiệp, cơ sở CNNT về vai trò của hoạt động khuyến công được nâng cao hơn.

Thành công của khuyến công Đăk Lăk trong quá trình đổi mới và thu hút đầu tư vào sản xuất CNNT được nhận định nhờ một phần chủ động trong phối hợp với các địa phương bám sát cơ sở, tìm hiểu thông tin về công nghệ, sản phẩm, thị trường, thiết bị sản xuất để tư vấn cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; hỗ trợ phát triển thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...

Dù vậy, cũng như nhiều địa phương khác, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CNNT trên địa bàn Đăk Lăk hầu hết có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế. Trong đó, nhu cầu vốn cho đầu tư ứng dụng công nghệ mới khá lớn, kinh phí hỗ trợ từ nguồn khuyến công chỉ mang tính động viên nên không nhiều doanh nghiệp đủ năng lực thực hiện đề án.

Bên cạnh đó, do chưa hình thành được mạng lưới cộng tác viên khuyến công, việc nắm bắt thông tin, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các đề án khuyến công tại địa phương còn khó khăn; khả năng xây dựng đề án của các cơ sở CNNT còn hạn chế, phải điều chỉnh, thay đổi nhiều ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng của một số đề án.

Khắc phục một phần khó khăn trên, đồng thời gia tăng số lượng đề án ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất, Trung tâm sẽ tăng cường hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền về khuyến công và CNNT. Tích cực khai thác tìm kiếm để huy động các nguồn lực và nguồn vốn hợp pháp khác cho triển khai chương trình khuyến công…
Theo Kế hoạch khuyến công địa phương đợt 1 năm 2022, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đăk Lăk dự kiến triển khai 23 đề án khuyến công, tổng kinh phí thực hiện 5,374 tỷ đồng.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công