Đại sứ Lương Thanh Nghị: Doanh nghiệp Đan Mạch hào hứng và kỳ vọng lớn vào thị trường Việt Nam

Đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch Lương Thanh Nghị chia sẻ với phóng viên báo Công Thương trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đan Mạch tổ chức ngày 5/9 tới.
Việt Nam - Đan Mạch: Dòng chảy thương mại sẽ lớn mạnh khi EVFTA thực thi Việt Nam - Đan Mạch: Hợp tác thúc đẩy nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Liên tục từ đầu năm 2022 đến nay, nhiều doanh nghiệp Đan Mạch đã vào Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư lớn như Lego, Pandora. Tháng 11 tới, dự kiến sẽ có hơn 30 doanh nghiệp Đan Mạch vào Việt Nam cùng với Thái tử kế vị Đan Mạch. Đại sứ đánh giá như thế nào về tiềm năng thu hút đầu tư của thị trường Việt Nam với các doanh nghiệp Đan Mạch?

Qua nghiên cứu và trao đổi, tôi được biết các doanh nghiệp Đan Mạch, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu là các công ty gia đình vận hành tương đối khép kín, ưu tiên thị trường trong nước và Bắc Âu. Nhưng do sự biến động của tình hình thế giới, trong bối cảnh tính bất định gia tăng do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, cọ xát trong quan hệ giữa các nước lớn hay cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay, doanh nghiệp cũng đang phải hướng ra bên ngoài nhằm đối phó với tình trạng đứt gẫy các chuỗi cung ứng, sản xuất, vận tải.

Một mặt, các doanh nghiệp này duy trì hoạt động kinh doanh, sản xuất trong nước và các thị trường truyền thống, mặt khác, chủ động tìm kiếm các thị trường mới, chuyển dịch đầu tư, thương mại. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như là một điểm đến hấp dẫn vì một số lý do chính như sau:

Đại sứ Lương Thanh Nghị: Doanh nghiệp Đan mạch hào hứng và kỳ vọng lớn vào thị trường Việt Nam
Đại sứ Lương Thanh Nghị

Thứ nhất, chiến lược phát triển của Việt Nam và Đan Mạch hiện nay có rất nhiều điểm tương đồng và phù hợp như lấy phát triển bền vững làm mục tiêu xuyên suốt, xác định tiến hành chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là biện pháp có tính dài hạn. Quan hệ giữa hai nước cũng đang có những bước phát triển rất tích cực trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tạo tiền đề cho hợp tác trên nhiều cấp độ, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, trong hợp tác kinh tế, hai bên đang có khá nhiều lợi ích song trùng, đặc biệt trong các lĩnh vực mà Đan Mạch có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như năng lượng, nông nghiệp, thực phẩm, chuyển đổi số…

Thứ hai, Việt Nam có môi trường đầu tư hấp dẫn với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, có lực lượng lao động trẻ với chi phí cạnh tranh, có các chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn, và đặc biệt có hệ thống 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường này.

Cụ thể, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa EU và Việt Nam (EVIPA) sớm đi vào hiệu lực sẽ là cú hích quan trọng để thu hút đầu tư từ các nước EU, trong đó có Đan Mạch. Minh chứng cho điều này là từ đầu năm tới nay, Đan Mạch vươn lên vị trí thứ ba trong các nước đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư mới là 1,32 tỷ USD.

Bên cạnh đó, trong trao đổi với nhiều doanh nghiệp Đan Mạch, tôi được biết họ cũng đánh giá cao tư duy, tay nghề và sự sáng tạo của lao động Việt Nam, cho rằng yếu tố này rất phù hợp với văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp Đan Mạch.

Thứ ba, cũng không thể không kể đến một số lợi thế so sánh của Việt Nam về địa chiến lược, địa kinh tế. Việt Nam nằm ở giao điểm giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo nên có lợi thế lớn về logistics, vận tải, dễ dàng tiếp cận các thị trường trong khu vực.

Đại sứ Lương Thanh Nghị: Doanh nghiệp Đan mạch hào hứng và kỳ vọng lớn vào thị trường Việt Nam
Đại sứ Lương Thanh Nghị làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao Đan Mạch

Có thể nói, tiềm năng thu hút đầu tư của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể với doanh nghiệp Đan Mạch hiện nay là rất lớn, đặc biệt sau khi các tập đoàn lớn như Lego, Pandora quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Qua tiếp xúc với các doanh nghiệp Đan Mạch, tôi nhận thấy có sự háo hức và kỳ vọng rất lớn đối với thị trường Việt Nam. Điều quan trọng là ta cần có những chính sách cụ thể với tầm nhìn dài hạn để vừa thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Đan Mạch, vừa tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp yên tâm làm ăn, sản xuất, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam.

Nguồn vốn đầu tư từ Đan Mạch có ý nghĩa rất quan trọng vì hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng xanh của Việt Nam. Vậy, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thu hút đầu tư từ quốc gia này, Việt Nam cần lưu ý đến những vấn đề gì?

Hiện nay, kinh tế xanh hay kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng phát triển tất yếu của các nước trên thế giới. Đan Mạch luôn là một trong những quốc gia đi đầu trong các vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh, sạch, và bền vững. Thu hút đầu tư từ Đan Mạch không đơn thuần chỉ là thu hút vốn đầu tư vào sản xuất mà còn giúp ta đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường như đã được đề ra trong “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” cũng như tinh thần chuyển trọng tâm từ ưu tiên số lượng sang chất lượng, thu hút các dự án đầu tư chất lượng cao, công nghệ hiện đại được đưa ra tại Đại hội XIII của Đảng.

Trên cơ sở đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc thu hút đầu tư chất lượng cao từ Đan Mạch, tôi cho rằng cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, ta cần có cách tiếp cận dài hạn, xuyên suốt và nhất quán đối với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững do qua tiếp xúc với chính giới và doanh nghiệp Đan Mạch, tôi được biết Đan Mạch đánh giá rất cao khát vọng phát triển xanh và bền vững của Việt Nam, như phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc Việt Nam cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 tại COP26 vừa qua. Đan Mạch đang coi Việt Nam là “hình mẫu” về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ Việt Nam hiện thực hoá các mục tiêu này.

Thứ hai, do khoảng 70% khí phát thải của Việt Nam hiện nay đến từ công nghiệp năng lượng, trong chiến lược quy hoạch năng lượng quốc gia ta cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, từ điện than sang điện gió, điện mặt trời, như vậy sẽ thu hút được nhiều đầu tư hơn nữa từ Đan Mạch, một trong những nước đi đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo với nhiều mô hình thành công như cảng điện gió lớn nhất Bắc Âu Esbjerg, trung tâm thử nghiệm tuabin gió ngoài khơi Østerild, trung tâm điều hành hệ thống truyền tải gió ngoài khơi Eneginet, nhà máy sản xuất tuabin gió Siemens Gamesa…

Thứ ba, khoảng thời gian từ nay đến năm 2030, mốc đầu tiên trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh không phải là quá dài, do vậy ta cần triển khai đồng bộ, quyết liệt ở tất cả các cấp, từ trung ương tới địa phương, từ các ngành tới các lĩnh vực do tăng trưởng xanh và phát triển bền vững không phải là câu chuyện “một sớm, một chiều,” có thể mang lại kết quả ngay tức thì.

Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam hiện là một trong các đối tác ưu tiên hàng đầu của Đan Mạch, tiềm năng hợp tác là rất lớn nhưng cơ hội không tồn tại mãi mà ta cần tranh thủ, nắm bắt do không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia đang phát triển khác cũng có nhu cầu thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi xanh với những nước đi đầu về tăng trưởng xanh như Đan Mạch.

Và cuối cùng, từ thực tiễn kết quả hợp tác giữa hai nước thời gian qua, tôi cảm nhận “dư địa” hợp tác hiện nay giữa Việt Nam và Đan Mạch còn nhiều. Tuy nhiên, trên cơ sở lợi ích chung, vì mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, tôi thiết nghĩ cần có những “đột phá” trong hợp tác giữa hai nước trong một số lĩnh vực cụ thể. Hiện nay, tôi được biết phía Đan Mạch cũng có nhu cầu mở rộng, nâng cấp và làm sâu sắc hơn nữa các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam, đặc biệt liên quan đến các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Cùng với đầu tư, thương mại Việt Nam - Đan Mạch cũng có sự tăng trưởng rất mạnh thời gian qua. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh hậu đại dịch Covid-19. Xin Đại sứ chia sẻ đôi nét về vấn đề này? Hiệp định EVFTA đã đóng góp ra sao cho thành công chung đó?

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Đan Mạch tăng 22,2%, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đan Mạch tăng 43,1%. Đáng chú ý, mặt hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng gần gấp 5 lần, giày dép tăng 130%, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như thủy sản, dệt may, túi xách, vali, mũ, ô dù đều có mức tăng trưởng trên 60%, mặt hàng cà phê trước chưa được tiêu thụ nhiều tại Đan Mạch, cũng đang có sự chuyển biến, đạt mức tăng 31%.

Đóng góp vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này trước hết phải kể đến Hiệp định EVFTA. Đây là một hiệp định toàn diện đã và đang giúp mở rộng hơn nữa các cơ hội kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch thông qua cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và giải quyết các rào cản thương mại mà các doanh nghiệp có thể gặp phải. Các quy tắc và thực tiễn minh bạch cung cấp sự ổn định và dễ dự báo cho các doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp yên tâm triển khai các kế hoạch dài hạn.

Hiệp định này cũng dỡ bỏ gần như tất cả thuế quan giữa EU và Việt Nam, giúp các doanh nghiệp Đan Mạch hào hứng với thị trường Việt Nam hơn, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp này có nhu cầu lớn trong việc tìm kiếm thị trường mới để chuyển dịch đầu tư và kinh doanh như đã đề cập ở trên.

Bên cạnh đó, đóng góp không kém phần quan trọng là công tác thông tin, tuyên truyền, vận động về cơ hội đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Đan Mạch. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao lấy công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế làm trọng tâm, thời gian qua Đại sứ quánViệt Nam tại Đan Mạch và Thương vụ đã tích cực triển khai công tác quảng bá, cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp Đan Mạch qua các kênh như website, bản tin, tập san, sách tiếng Anh về Việt Nam để doanh nghiệp Đan Mạch ngày càng biết đến Việt Nam và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.

Đại sứ Lương Thanh Nghị: Doanh nghiệp Đan mạch hào hứng và kỳ vọng lớn vào thị trường Việt Nam
Đại sứ Lương Thanh Nghị làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Lego

Được biết, ngày 5/9 tới, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đan Mạch sẽ được tổ chức. Đâu là những mục tiêu mà diễn đàn này hướng tới?

Ngày 5/9/2022 tại Copenhagen, Đan Mạch, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch sẽ phối hợp với một số đơn vị liên quan của Việt Nam và Đan Mạch tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đan Mạch: Hợp tác trong chuyển đổi xanh và chuyển đổi số.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm 77 năm Quốc khánh và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Như đã đề cập, hiện nay công tác ngoại giao kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, trong đó có Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch.

Với mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch, đặc biệt trong các lĩnh vực có tính chiến lược hiện nay là chuyển đổi xanh (green transition) và chuyển đổi số (digital transformation), chúng tôi tổ chức diễn đàn với mong muốn quảng bá về cơ hội kinh doanh tại Việt Nam đến các doanh nghiệp Đan Mạch và kết nối không chỉ giới doanh nghiệp mà cả các nhà hoạch định chính sách và giới học giả của hai bên. Đây sẽ là dịp để hai bên thiết lập, mở rộng quan hệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác, cũng như trao đổi, chia sẻ các bài học kinh nghiệm, tìm kiếm các giải pháp liên quan đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước.

Chúng tôi cũng hy vọng thông qua việc tổ chức diễn đàn này và một số hoạt động văn hoá, nghệ thuật khác giúp giới thiệu đến bạn bè và đối tác Đan Mạch hình ảnh một Việt Nam vừa có bề dày, truyền thống văn hoá, lịch sử, vừa năng động, hấp dẫn, có khát vọng, thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của doanh nghiệp và người dân Đan Mạch đối với việc củng cố và làm sâu sắc quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Đan Mạch.

Câu hỏi cuối cùng, Đại sứ có lời khuyên gì cho doanh nghiệp Việt Nam để tận dụng tốt cơ hội gia tăng xuất khẩu sang Đan Mạch?

Đan Mạch là quốc gia có dân số ít, thị trường tương đối nhỏ nhưng lại có yêu cầu rất cao đối với tiêu chuẩn hàng hóa tiêu dùng trong nước. Đây là thị trường có mức GDP bình quân đầu người cao thứ 6 trên thế giới và luôn đi đầu trong xu hướng tiêu dùng mới. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu được sang thị trường Đan Mạch sẽ có “chứng chỉ” để xuất khẩu đi các thị trường khác.

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang Đan Mạch cần lưu ý tuân thủ các qui định chung về nhập khẩu vào thị trường EU mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Để hàng hóa được chấp nhận tại thị trường Đan Mạch, các doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng cả các điều kiện bổ sung của người tiêu dùng Đan Mạch.

Người tiêu dùng Đan Mạch vốn có thu nhập thuộc hàng cao nhất thế giới nên các sản phẩm đặc sắc, mới lạ, có lợi cho sức khỏe, bảo vệ môi trường, các sản phẩm gắn với các câu chuyện vùng miền, có chỉ dẫn địa lý sẽ dễ dàng được đón nhận. Nói chung, trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng Đan Mạch quan tâm đến nhãn mác của sản phẩm và các chứng chỉ, câu chuyện được in trên đó còn hơn cả bản thân sản phẩm.

Đối với thực phẩm, người Đan Mạch ngày càng có xu hướng tiêu thụ thực phẩm hữu cơ với phương pháp sản xuất bền vững, ít tác động đến môi trường. Đối với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, họ có xu hướng chọn các sản phẩm đơn giản, tiện dụng, dùng được nhiều lần, sử dụng các nguyên vật liệu tái chế... Văn hóa tiêu thụ và vứt bỏ với các sản phẩm có vòng đời ngắn dần bị tẩy chay. Nền kinh tế tạo rác sẽ được thay thế bằng nền kinh tế tuần hoàn. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đón đầu các xu hướng này để điều chỉnh sản xuất, gia tăng cơ hội xuất khẩu không chỉ sang Đan Mạch mà còn sang các nước khác.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: COP 26

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao chính sách giảm thuế VAT thời gian qua. Các chính sách thuế phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất kinh doanh.
Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.
Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam mạnh mẽ sải bước trong lễ duyệt binh của đại lễ 30/4 đã thắp lên niềm tin về một thế hệ trẻ đầy khát vọng, vươn xa...
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Những hình ảnh về hợp luyện lễ diễu binh, hình ảnh bình dị gắn với Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam... khiến mỗi người xem trào dâng cảm xúc, tự hào.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt xúc động khi nhớ về giây phút thiêng liêng ngày 30/4/1975.

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn Báo Công Thương tiếp tục đồng hành, thúc đẩy phát triển vùng cao, vùng biên, kinh tế biên mậu.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh chia sẻ với Báo Công Thương về hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động thực chất cho người dân.
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.
Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân đang trở thành lực lượng chủ lực, góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam bằng đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm.
Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam kích thích tiêu dùng nội địa, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Mobile VerionPhiên bản di động