Đại học Điện lực nói gì về 13 ngành học mới 2025?

Năm 2025, Đại học Điện lực mở lại ngành kỹ thuật hạt nhân, bổ sung 12 ngành mới tập trung vào công nghệ cao như: Kỹ thuật robot, vật liệu bán dẫn và vi mạch...
EPU đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân Trường Đại học Điện lực tuyển dụng nhân lực trình độ cao Trường Đại học Điện lực công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Ngày 21/3, Trường Đại học Điện lực (gọi tắt Đại học Điện lực) công bố phương án tuyển sinh năm học 2025-2026, với dự kiến 6.800 chỉ tiêu cho 32 ngành học, tăng mạnh so với 19 ngành trong năm 2024.

Bổ sung ngành học bắt kịp xu hướng AI

Trao đổi với Báo Công Thương, TS Dương Trung Kiên - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực - cho biết, 13 ngành nghề được mở mới, mở lại và bắt đầu tuyển sinh từ năm 2025 là những ngành nghề phục vụ cho mục tiêu bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao.

Đại học Điện lực nói gì về 13 ngành học mới 2025?
TS Dương Trung Kiên - Phó hiệu trưởng trường Đại học Điện lực

Là một trong những cơ sở đào tạo trọng điểm về năng lượng và điện, Trường Đại học Điện lực được Nhà nước quan tâm, lựa chọn đào tạo nhân lực về công nghệ vật liệu bán dẫn và vi mạch. Nắm bắt cơ hội, năm 2025, nhà trường mở rộng tuyển sinh các ngành nghề này nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn theo chủ trương phát triển của Chính phủ”- TS Dương Trung Kiên cho hay.

Đối với ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, đây là ngành mới được nhà trường mở lại nhằm đáp ứng chủ trương phát triển điện hạt nhân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, chuyển dịch năng lượng, tăng trưởng xanh, giảm phát thải.

Trường đã rà soát, tận dụng nền tảng trước đây như phòng thí nghiệm, thiết bị, nguồn lực đào tạo kỹ thuật điện hạt nhân để xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Theo xu thế về trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ mới, Trường Đại học Điện lực còn mở thêm ngành Kỹ thuật robot phục vụ cho ngành công nghiệp hiện đại trong thời gian tới”-TS Dương Trung Kiên nói.

Đồng thời, theo định hướng của Chính phủ và Bộ Công Thương, nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư Trung tâm đào tạo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả miền Bắc, qua đó phát triển ngành quản lý năng lượng.

Với 3 ngành trọng điểm gồm bán dẫn vi mạnh, kỹ thuật robot, kỹ thuật hạt nhân, nhà trường đã xây dựng các phòng thí nghiệm thực hành và hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để xác định nhu cầu, yêu cầu của đối tác với các bạn sinh viên. “Để sinh viên ra trường làm việc ngay, nhà trường liên tục cập nhật chương trình đào tạo dựa trên góp ý từ doanh nghiệp”, ông nói.

TS.Dương Trung Kiên cho biết, nhà trường đang liên kết với nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bán dẫn, robot. Sinh viên được thực tập tại nhà máy để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, đặc biệt trong ngành điện và năng lượng.

Năm 2025 là năm đầu tiên triển khai, qua quá trình đào tạo, trường sẽ tiếp tục sàng lọc, bổ sung nội dung ứng dụng để sinh viên đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng lao động"- TS Kiên chia sẻ.

Trách nhiệm đào tạo nhân lực chất lượng cao

Chia sẻ thêm với phóng viên Báo Công Thương, PGS.TS Đinh Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực thông tin, năm 2025 nhà trường đã mở thêm một số ngành học mới nhằm bám sát chủ trương, định hướng trong phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Chính phủ và Bộ Công Thương.

Đại học Điện lực nói gì về 13 ngành học mới 2025?
PGS.TS Đinh Văn Châu- Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực

Theo dự thảo Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) dự kiến đến năm 2030 để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 2 con số thì nhu cầu điện năng của nền kinh tế sẽ gấp 3 lần so với hiện nay (khoảng 84.000MW) sẽ là 240.000-250.000MW và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trường Đại học Điện lực là cơ sở đào tạo trọng điểm trong lĩnh vực năng lượng. Với bề dày truyền thống, nhà trường cam kết cung cấp nhân lực chất lượng cao, đáp ứng Quy hoạch điện VIII và an ninh năng lượng quốc gia”, PGS.TS Đinh Văn Châu nhấn mạnh.

Trường Đại học Điện lực đã rà soát, cải tiến chương trình đào tạo để cập nhật kiến thức hiện đại, phù hợp với chuyển đổi số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trước đây, trường chỉ tuyển sinh 19 ngành, trong đó hơn 2/3 thuộc lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật.

Dựa trên thế mạnh về đội ngũ giảng viên (gần 60% là Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư), Trường Đại học Điện lực đã mở thêm nhiều ngành mới như khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI), robot, kỹ thuật máy tính, vật liệu bán dẫn, vi mạch, công nghệ ô tô... Đặc biệt, từ năm 2025, trường tuyển sinh trở lại ngành kỹ thuật hạt nhân.

Để đáp ứng được 32 ngành đào tạo, nhà trường có chủ trương bổ sung nâng cấp trang thiết bị dạy và học, mở rộng hiện đại hóa, nâng cấp các phòng thí nghiệm, thực hành. Trong 5 năm tới, nhà trường dự kiến đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng để hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và nâng cấp cơ sở vật chất.

Trường Đại học Điện lực nhận thức rõ, để sản phẩm đào tạo đáp ứng ngay được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt với yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng, thì hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem trọng và coi đó là nguồn lực để phục vụ phát triển nhà trường và sự bền vững của doanh nghiệp.

Trường đã triển khai hợp tác trong xây dựng chương trình đào tạo với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước như: EVN, TKV, Samsung, LG, Viettel, VNPT; các công ty sản xuất thiết bị điện, các tổng công ty phát điện 1, 2, 3…

Trước đó từ năm 2023, trường Đại học Điện lực chính thức tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844), đây là điểm khởi đầu của nhà trường để thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học, lấy đổi mới sáng tạo là chìa khóa then chốt cho sự phát triển của nhà trường.

Đồng thời, nhà trường cũng đã tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo.

Cụ thể, tháng 12/2024, trong chương trình cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương đến Nhật Bản do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với nhóm doanh nghiệp, trường đại học của Nhật Bản nhằm trao đổi về việc thúc đẩy hợp tác phát triển điện hạt nhân giữa Việt Nam - Nhật Bản.

Tại đây, PGS.TS Đinh Văn Châu đã trao đổi, đưa ra nhiều đề xuất về phát triển nguồn nhân lực cho ngành điện hạt nhân.

Đại học Điện lực nói gì về 13 ngành học mới 2025?
Sinh viên Đại học Điện lực tại hội nghị nghiên cứu khoa học do trường tổ chức năm 2024

Trước đó, Nhà trường đã có buổi thảo luận sâu với đại diện của Đại học Công nghệ Nagaoka và Đại học Fukui và đề xuất việc phối hợp với các tập đoàn lớn như Mitsubishi, Hitachi và JINED để xây dựng một chương trình đào tạo cụ thể”- PGS.TS Đinh Văn Châu chia sẻ và cho biết, phía EPU cũng đã đề xuất tăng cường hợp tác để sinh viên Việt Nam có cơ hội đến Nhật Bản học tập, tham gia thực hành tại các cơ sở điện hạt nhân tốt nhất. Việc này không chỉ giúp sinh viên nâng cao tay nghề, mà còn góp phần tăng cường mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Năm 2025, Trường Đại học Điện lực đã mở thêm 13 ngành đào tạo mới, trong đó, có nhiều ngành nghề đang được xã hội và người học quan tâm, nhu cầu thị trường lao động được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới đối với những ngành học như: Công nghệ vậy liệu bán dẫn và vi mạch; kỹ thuật robot; công nghệ kỹ thuật hạt nhân; kỹ thuật nhiệt…

Đổi mới để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trước đó vào ngày 4/12/2024 Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Chỉ thị số 43/CT-TTg về đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.

Một trong những nội dung của Chỉ thị yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ gắn với đào tạo nhân lực trình độ cao để hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo điều kiện cho các nhóm nghiên cứu trẻ và các dự án khởi nghiệp công nghệ có tiềm năng phát triển trong các ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ số cốt lõi.

Ưu tiên bố trí các chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn, công nghệ số cốt lõi gắn với đào tạo nhân lực tại các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp.

Để thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thời gian qua, Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực công nghệ cao.

Đại học Điện lực nói gì về 13 ngành học mới 2025?
Một hoạt động đào tạo, tập huấn cho sinh viên về khởi nghiệp của Đại học Điện lực. Ảnh: Quốc Tuấn

Theo đó, Chính phủ đã, ban hành các chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao như: Quyết định số 1017/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”. Theo đó, Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 sẽ đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó, đào tạo ít nhất 42.000 kỹ sư, cử nhân; có ít nhất 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh...; đến năm 2050 sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả công đoạn của chuỗi giá trị...

Có thể thấy nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt các lĩnh vực công nghệ cao biến động rất nhanh.

Từ năm 2001 đến 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu tăng 14%/năm, đạt doanh thu 600 tỷ USD vào năm 2023; dự kiến đến năm 2030, ngành công nghiệp bán dẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 1.000 tỷ USD.

Nhu cầu thế giới cũng sẽ tăng thêm 1 triệu lao động vào năm 2030 cho các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm thử chip... Để triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo với vai trò là cơ quan chủ trì xây dựng Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025-2035 và định hướng đến năm 2045”.

Đề án đề cập đến 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó tăng cường giáo dục và hướng nghiệp đội ngũ nhân lực các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), hiện đại hóa chương trình và phương thức đào tạo, triển khai các chương trình đào tạo tài năng STEM gắn với phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh then chốt; tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất.

Nắm bắt được điều đó, thời gian qua, các trường đại học đã có những thay đổi trong phương thức tuyển sinh, giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực ở các lĩnh vực công nghệ cao.

Đơn cử như Trường Đại học Điện lực hiện có gần 60% cán bộ giảng viên là Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư; 2/3 số chương trình đào tạo thuộc khối kỹ thuật, công nghệ cao.

Chính vì vậy, theo Quyết định số 1017/QĐ-TTg, trong 18 cơ sở giáo dục đại học cả nước được Chính phủ ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở, phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có Trường Đại học Điện lực và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là 2 cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương.

Bên cạnh việc đầu tư vào giáo dục, đào tạo chuyên sâu các chuyên ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ cao hiện các cơ sở đào tạo đã tăng cường liên kết với những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này để tạo ra hệ sinh thái nhân lực mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường toàn cầu.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ cao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lan tỏa năng lượng tích cực cho thanh niên công nhân

Lan tỏa năng lượng tích cực cho thanh niên công nhân

Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2025 với chủ đề "Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực" diễn ra tại Bắc Giang sáng 11/5.
Ấn tượng hình ảnh chiến sĩ Hải quân duyệt đội ngũ chào mừng 70 năm giải phóng Hải Phòng

Ấn tượng hình ảnh chiến sĩ Hải quân duyệt đội ngũ chào mừng 70 năm giải phóng Hải Phòng

Ấn tượng những hình ảnh của 200 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam tham gia duyệt đội ngũ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng.
Hoành tráng lễ diễu hành mừng 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng

Hoành tráng lễ diễu hành mừng 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng

Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng diễn ra chương trình diễu hành chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Hải Phòng.
Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

Bộ Y tế: 25% người trưởng thành thừa cân, béo phì

25% người trưởng thành thừa cân, béo phì là thông tin được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đưa ra tại Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4.
Thời tiết hôm nay 11/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 11/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 11/5, Tây Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết biển hôm nay 11/5/2025: Cảnh báo gió giật mạnh

Thời tiết biển hôm nay 11/5/2025: Cảnh báo gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2025, hầu khắp các vùng biển có mưa rào và dông, khu vực Biển Đông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Biên phòng Trường Sa: Vững vàng nơi đảo tiền tiêu

Biên phòng Trường Sa: Vững vàng nơi đảo tiền tiêu

Giữa trùng khơi đầy sóng gió, Đồn Biên phòng Trường Sa vẫn ngày đêm giữ vững chủ quyền, đồng hành cùng ngư dân, bảo vệ bình yên nơi đầu sóng ngọn gió.
Duy Mạnh sẽ rút đơn kiện Mercedes, chuẩn bị ra ca khúc

Duy Mạnh sẽ rút đơn kiện Mercedes, chuẩn bị ra ca khúc 'Bố chuột'

Ca sĩ Duy Mạnh tiếp tục lên tiếng bày tỏ thái độ bức xúc về vụ kiện hãng xe Mercedes-Benz trước sự thiếu trách nhiệm trong việc xử lý sự cố cháy xe của mình.
SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết so với các nước khu vực Đông Nam Á.
Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Việc hỗ trợ nguồn vốn sẽ giúp các nhóm sinh viên hoàn thiện và hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp hướng đến khởi tạo doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định chất lượng cho bốn ngành học, khẳng định cam kết về đào tạo chất lượng cao trong năm 2025.
Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Sáng 10/5, tại thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.
Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình gửi Chính phủ bao gồm nội dung về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có những nơi mưa to hoặc rất to. Riêng phía Đông Bắc Bộ ngày 11/5 có mưa vài nơi.
Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2025, Vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió chuyển hướng đông bắc và hoạt động mạnh dần lên.
Doanh thu

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ dùng doanh thu nhạc số của ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" trong tháng 4 để tặng cho cựu chiến binh.
Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, cấp xã/phường dự kiến sẽ nhận thêm 120 nhiệm vụ.
Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nam tính toán lại chi phí đầu tư tuyến cao tốc theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi trình Thủ tướng xem xét hỗ trợ vốn.
Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, báo chí không chỉ là công cụ truyền thông mà là đối tác chiến lược, đồng hành, phản biện, kiến tạo và lan tỏa giá trị.
Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Chiều 9/5 tại Hải Phòng, Thiếu tướng Nguyễn An Phong nhận bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân từ Trung tướng Nguyễn Văn Bổng.
Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển xác nhận có tổ chức chương trình tôn vinh thương hiệu, nhưng chưa thông tin việc cấp chứng nhận cho Lòng Chát quán.
Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Chiều 9/5, Bộ tư lệnh Quân khu 3 tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Phó Chính ủy Quân khu giữa Thiếu tướng Bùi Công Chức và Thiếu tướng Nguyễn Nam Tiến.
Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Bộ tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 34 giữa Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực và Trung tướng Đào Tuấn Anh.
Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Nhiều Đại biểu Quốc hội đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm nhựa dùng một lần nhằm giảm phát thải, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đỏ rực phố chợ Hà Nội, giá chỉ từ 10.000 đồng/kg, gây "sốt" nhờ hình đẹp, vị ngọt, đóng gói chuyên nghiệp và phân phối cực nhanh.
Mobile VerionPhiên bản di động