Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Dầu khí giúp nhanh chóng tháo gỡ một số việc khó

Tại phiên thảo luận về Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) chiều ngày 14/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cần có quy định rất chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch địa vị pháp lý, vai trò của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong dự án luật này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Dầu khí (sửa đổi): 6 nhóm chính sách sẽ giải quyết nhiều vấn đề mới

Chia sẻ các vấn đề liên quan đến chính sách dầu khí, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Nghị quyết 41 ngày 23/7/2015 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, sau này Nghị quyết 55-NQ/TW năm 2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Luật Dầu khí (sửa đổi): Cần minh bạch vai trò, địa vị pháp lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận về Dự án Luật Dầu khí (sửa đổi)

Theo đó, có rất nhiều chính sách liên quan hoạt động dầu khí, trong đó có vấn đề thượng nguồn, hạ nguồn. Riêng nội dung liên quan tới điều tra cơ bản và hoạt động dầu khí rất nhiều.

Ví dụ như trong quy định của Nghị quyết 41 và Nghị quyết 55 có nêu: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. “Tuy nhiên, trong Điều 5 của dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi chưa rõ”- Chủ tịch Quốc hội chỉ ra.

Chủ tịch Quốc hội nêu, Luật cần thể hiện rõ hơn vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

“Trước đây, PVN vừa là doanh nghiệp vừa là quản lý nhà nước lĩnh vực dầu khí. Bây giờ vai quản lý nhà nước tới đâu? Vì chúng ta còn Bộ Công Thương, còn Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì vai của PVN thế nào? Phần quản lý chức năng Nhà nước chưa rõ, địa vị pháp lý ở Điều 8 đến đâu? Đề nghị rà soát lại xem trên cơ sở đánh giá đầy đủ mô hình hoạt động dầu khí, địa vị pháp lý của PVN”- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ góp ý.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, về phân loại phần tham gia của PVN là dự án độc lập hay một phần trong dự án chung của hợp đồng dầu khí. Đây là vấn đề hiện nay chưa có quy định. Khi PVN tham gia với vai trò nhà thầu thì được phê duyệt theo quy định tại Luật Dầu khí và chưa có quy định rõ ràng bước nào tương đương với chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Hiện nay chưa có hướng dẫn chi tiết và chưa có cách hiểu thống nhất khi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam - PVN đầu tư dự án thăm dò, khai thác dầu khí. Chưa có quy định rõ nội dung quản lý khi PVN tham gia từng giai đoạn theo hợp đồng dầu khí như ký hợp đồng, chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng, thực hiện quyền ưu tiên của các nước chủ nhà, thực hiện hoạt động tìm kiếm, thăm dò…

Góp ý thêm về dự án Luật, ông Lê Quang Huy - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chia sẻ, Luật Dầu khí này ra đời rất sớm, từ năm 1993 và đã trải qua một số lần sửa đổi như 2008, chưa kể đến là Luật Quy hoạch 2018, tức là được Đảng, Chính phủ, Quốc hội hết sức quan tâm, luôn luôn theo dõi và có những điều chỉnh khi cần thiết.

"Tôi đánh giá cao sự chuẩn bị của Bộ Công Thương, các bộ, ngành đã tham mưu cho Chính phủ trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các đồng chí làm rất tích cực. Về tinh thần chung, chúng tôi thấy rất ủng hộ dự thảo Luật và thấy được về hồ sơ, nội dung cơ bản đã đủ điều kiện để có thể báo cáo Thường vụ trình Quốc hội trong kỳ họp tới" - ông Lê Quang Huy nói.

Đặc biệt, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá rất cao dự thảo đã bổ sung chính sách quy định về điều tra cơ bản về dầu khí. Đây là việc cần phải đi trước. Tuy nhiên, thông tin về dữ liệu trong quá trình điều tra cơ bản cần phải được thẩm định, lưu trữ, quản lý thống nhất, chia sẻ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

Bên cạnh đó, việc thăm dò dầu khí xu hướng càng ngày càng trở nên khó hơn, không thể nào gần bờ được nữa, càng ngày càng xa, dung lượng, trữ lượng ít, mà đi vào những vùng phải nói rất khó khăn. Do đó, ứng dụng khoa học công nghệ phải đẩy lên rất mạnh.

Trong thời gian qua, PVN đã rất tích cực trong các hoạt động nghiên cứu, sử dụng nhiều nguồn lực để có những đề tài, dự án rất tốt. Trong Luật Dầu khí từ năm 1993 cũng đã quy định rất rõ việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến nhất, ngoài ra một số chính sách khác cũng có nhưng chưa thực sự rõ ràng.

Cho nên trong thời gian tới, các công nghệ khoan, công nghệ thu hồi, xử lý dầu thô, các loại năng lượng dầu khí mà gọi là phi truyền thống, ví dụ như đá phiến.... cần ứng dụng khoa học công nghệ nhiều hơn. "Tôi đọc toàn bộ phần Luật Dầu khí, tôi thấy đây là một nội dung rất cần thiết đưa vào, nhưng hàm lượng đưa vào trong này và cách thức đưa tôi thấy chưa rõ lắm" - ông Lê Quang Huy nêu.

Ông Hoàng Thanh Tùng - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nêu, về cơ bản, tôi đánh giá rất cao hồ sơ của Chính phủ trình và về mặt tài liệu thì hồ sơ đảm bảo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cũng trình đúng thời hạn để đảm bảo cơ quan nghiên cứu, thẩm tra để có thể kịp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

"Chúng tôi cũng thống nhất cao nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Dầu khí. Ý kiến các đồng chí vừa nói Luật Dầu khí được ban hành lần đầu năm 1993, đến nay qua ba lần sửa đổi vào năm 2000-2008 và 2018. Trong đó năm 2018 chủ yếu sửa đảm bảo phù hợp với Luật Quy hoạch, cho nên nhiều quy định so với yêu cầu hiện hành trong tình hình, bối cảnh mới" - ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Phát biểu trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương cảm ơn, tiếp thu sâu sắc những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận. Theo Bộ trưởng, Luật Dầu khí đã qua 2-3 lần sửa. Lần này mặc dù cơ quan chủ trì soạn thảo cũng đã rất cầu thị cùng với các cơ quan liên quan chuẩn bị, nhưng mới chỉ gỡ thêm được một số vướng mắc, khó khăn, còn những vấn đề rất căn bản như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội hoặc ý kiến phát biểu của một số đại biểu thì chưa giải quyết được một cách căn bản. Nhưng cũng có một số vấn đề ban soạn thảo đã chỉnh sửa song chưa có điều kiện cập nhật vào phiên họp.

Phát biểu kết luận phiên họp, ông Nguyễn Đức Hải - Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) của Chính phủ, hồ sơ dự án luật đã đầy đủ theo quy định, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đã tập trung bao quát các vấn đề của dự án luật và cần phải khẩn trương tiếp tục nghiên cứu để đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan thẩm tra và ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý tiếp thu đầy đủ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội về một số vấn đề. Cụ thể, tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 41 ngày 23/7/2015, Nghị quyết số 55, Nghị quyết Trung ương ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển ngành dầu khí.

Trong các nghị quyết đã nêu yêu cầu quy định rõ về hoạt động dầu khí, tăng cường phân công, phân cấp quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, đảm bảo hiệu lực, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực dầu khí.

Xây dựng cơ chế chính sách tăng cường thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước để phát triển ngành dầu khí. Xây dựng cơ chế đặc thù thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển dầu khí trong nước tại các vùng sâu, vùng xa bờ, các vùng tiềm năng mà như Chủ tịch Quốc hội cũng đã nói là tạo điều kiện để khai thác các dạng năng lượng mới trên lĩnh vực dầu khí.

Rà soát kỹ các quy định về áp dụng Luật Dầu khí, các luật có liên quan đến pháp luật nước ngoài, các thông lệ, tập quán công nghiệp dầu khí quốc tế để đảm bảo rõ ràng, cụ thể, khả thi vào bao quát được thực tiễn phát sinh, tính đặc thù trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí, cân nhắc bỏ quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật.

Rà soát các quy định về hợp đồng dầu khí để đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể, quy định phù hợp, khả thi, sát với thực tế, gắn trách nhiệm trong việc phê duyệt, ký kết hợp đồng dầu khí.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Thế giới đang đứt gãy rất nhiều nguồn cung, Cho nên việc sửa đổi luật lúc này giúp chúng ta khẩn trương tháo gỡ được một số việc khó để nâng được năng lực khai thác về dầu và khí.

Các pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực dầu khí thì đồng thời phải tuân thủ Luật Dầu khí và tuân thủ rất nhiều luật khác có liên quan như các đại biểu đã nêu, thậm chí phải tuân thủ luật pháp quốc tế, thậm chí các thông lệ quốc tế .

“Việc sửa đổi luật lần này tháo gỡ một số khó khăn và cố gắng làm sao không mâu thuẫn với những dự án, những hợp đồng hay là những pháp nhân đang hoạt động” .

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì, thậm chí là giả mạo gạo ST25.
Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Nhà đất ở Hà Nội tăng giá theo ngày chỉ là ảo. Thống kê số lượng giao dịch thực tế từ cơ quan chức năng cho thấy không có cơn sốt đất nào cả!
Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Những kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng là những điểm hạn chế. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?
Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Sau việc 23 học sinh lớp 4 ở Quảng Trị vừa bị ngộ độc; 1 học sinh ở Nha Trang tử vong mới đây, câu chuyện về an toàn thực phẩm học đường tiếp tục được cảnh báo.
Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Vẫn còn những vướng mắc nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực dịch vụ logistics của ngành Công Thương tại các địa phương cần được tháo gỡ.
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các thành phố, địa phương du lịch nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cư dân bản địa mà còn đến khách du lịch...
Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Lừa đảo trên mạng vẫn phức tạp và nguy hiểm hơn khi có xu hướng dịch chuyển "bắt kịp" những nhu cầu cao trong cộng đồng.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP năm 2024, Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả,linh hoạt các giải pháp được đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP.
Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Với việc tập trung đầu tư vào hạ tầng, cảng biển, sân bay, đường bộ, ông Trần Bá Dương tin rằng, Quảng Nam sẽ trở thành trung tâm logistics trong tương lai.
“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ việc đoàn khách đến Nha Trang du lịch bị tài xế taxi “tráo nhà hàng”, một lần nữa dấy lên vấn nạn “chi hoa hồng”, "chặt chém" vốn tồn tại nhiều năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động