Thứ bảy 26/04/2025 12:52
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV:

Đại biểu Quốc hội lo ngại về tiến độ giải ngân vồn đầu tư công

Theo ĐBQH, năng lực giải ngân vốn đầu tư công còn hạn chế, trong khi năm 2023 số vốn cần giải ngân lớn. Theo đó giải pháp gì để tiến độ giải ngân đạt hiệu quả?

Trả lời báo chí trước phiên Quốc hội thảo luận ngày 27/10 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023; dự toán Ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn Ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ Ngân sách Trung ương năm 2023

Đánh giá về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) nhận định, theo báo cáo Chính phủ tăng trưởng kinh tế 09 tháng năm 2022 tăng 8,83%, là mức tăng cao nhất của 9 tháng giai đoạn 2021-2022, vượt dự kiến kịch bản đặt ra. “Có được những kết quả đáng mừng này là nhờ sự lãnh đạo sát sao, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương. Đó là hiệu quả quản lý, điều hành đất nước của Chính phủ, của bộ máy công quyền cũng như sự tham gia của hệ thống chính trị, của người dân, của doanh nghiệp”- đại biểu nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt trong năm 2023, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng thời gian tới có 2 vấn đề nổi lên là áp lực về lạm pháp và giải ngân vốn đầu tư công.

Đại biểu phân tích, áp lực về lạm phát trên thế giới làm cho thị trường hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam gặp khó khăn bởi đồng tiền của các nước mất giá, khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mât một số lợi thế cạnh tranh. Lạm phát ở bên ngoài cũng tạo áp lực cho lạm phát trong nước vì nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn.

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang)

Trong năm 2022, Việt Nam đã có nhiều biện pháp pháp ứng phó và đạt được kết quả bước đầu, tuy nhiên trong bối cảnh, điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay rất khó tránh được những tác động của lạm phát từ bên ngoài. Vấn đề đặt ra hiện nay cần nhìn nhận sớm dấu hiệu, sớm có phản ứng để xử lý, giải quyết kịp thời.

Vị đại biểu này cũng chỉ ra, về việc ban hành và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là một trong những giải pháp tạo nên sự thành công trong kiểm soát kinh tế vĩ mô, ổn định lạm phát và đạt được các thành tựu kinh tế - xã hội. Kết quả tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cuối năm 2022 đã vượt trên so với kỳ vọng khi xây dựng Nghị quyết 43.

Tuy nhiên đại biểu cũng đặt vấn đề liệu có tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nội dung theo tinh thần Nghị quyết 43 không? Thực tế Nghị quyết 43 có nhiều chính sách về thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội và tác động rất nhiều đến tỷ giá và tạo sức ép lớn lên lạm phát.

Trong giai đoạn cuối năm 2022 và đầu năm 2023, khi đã nhận thức rõ áp lực lạm phát lên nền kinh tế - xã hội của đất nước, nên chăng cũng cần xem xét thu gọn một số chính sách theo tinh thần Nghị quyết 43 để tiết kiệm nguồn lực tài chính của đất nước, dành nguồn lực, dư địa cho giai đoạn sau, giúp giảm trần nợ công, giảm bội chi ngân sách và giảm áp lực lạm phát. Tương tự, đối với chính sách tài khóa cũng cần tính toán kỹ lưỡng tránh lãng phí nguồn lực”- đại biểu Trần Văn Lâm nhận định.

Đại biểu cho hay, thách thức thứ hai mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2023 đó là vấn đề giải ngân đầu tư công. Hiện quá trình chuẩn bộ tất cả các dự án theo Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội (hơn 140 nghìn tỷ theo Nghị quyết 43) đang được triển khai trong năm 2022, theo kế hoạch đến cuối năm nay mới có thể giao vốn và giải ngân trong năm 2023.

Song song với đó, toàn bộ số vốn đầu tư công 5 năm trong chương trình đầu tư công trung hạn 5 năm của năm 2023 vẫn phải triển khai thực hiện và giải ngân theo quy định.

Trong khi năng lực giải ngân vốn đầu tư công hạn chế, trong khi năm 2023 số vốn đầu tư công cần giải ngân rất lớn. Bài toán đặt ra cần có giải pháp gì để tiến độ giải ngân đạt hiệu quả, bởi điều này có ý nghĩa then chốt trong việc tạo ra năng lực phát triển và tốc độ tăng trưởng bền vững của kinh tế đất nước trong năm 2023 và những năm tiếp theo”- đại biểu bày tỏ lo ngại.

Quỳnh Nga- Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Cục Xuất nhập khẩu tổ chức hội nghị đánh giá công tác xuất xứ hàng hóa

Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định nhân sự chủ chốt cấp tỉnh sau sáp nhập

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài cuối- Gắn kết bản sắc, khơi dậy lòng dân

Việt Nam - Lào đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD

Sẽ hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tinh gọn bộ máy

Mở rộng phạm vi miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa

Thiếu tướng Võ Tiến Nghị làm Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chùm ảnh: Đảng bộ Báo Công Thương và dấu ấn nhiệm kỳ 2020-2025

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả

Tạo đột phá nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại Việt Nam - Lào

Tổng Bí thư: Hoan nghênh EU chú trọng hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số, năng lượng tái tạo

Chủ tịch Quốc hội: Sửa luật phải tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp phát triển

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

4 Thiếu tướng, 6 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào