Đà Nẵng: Tăng cường văn hóa đọc

PV

PV

Thời gian qua, TP. Đà Nẵng đã có nhiều hoạt động tăng cường văn hóa đọc nhằm thu hút người dân tham gia, phát triển văn hóa đọc trong đời sống.
Phát triển văn hóa đọc bền vững trong kỷ nguyên 4.0 Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin, thiết bị điện tử đã trở thành công cụ giải trí đầy sức hút, khiến cho lượng người đọc sách giảm mạnh theo thời gian. Tại TP. Đà Nẵng, nhiều giải pháp lan tỏa văn hóa đọc đến với cộng đồng đã được triển khai và nhận được nhiều tín hiệu tích cực.

Nhằm phát triển văn hóa đọc cho người dân, trong những năm qua Đà Nẵng đã tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi viết truyện, đọc sách, như phát động chương trình Mở cổng trường học, thư viện, tủ sách mở để học sinh, nhân dân vùng lân cận đến tham gia, tiếp cận sách báo, tạo điều kiện cho người học và phụ huynh có điều kiện đọc sách; tổ chức Ngày hội đọc sách với chủ đề: Sách với tuổi trẻ lập thân, Sách - Hạt giống cho tâm hồn, Từ trang sách đến thực tiễn cuộc đời...

Đà Nẵng: Tăng cường văn hóa đọc của người Việt
Những hội sách được tổ chức trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay đã thu hút hàng chục ngàn người dân quan tâm, hưởng ứng.

Bên cạnh đó, cho ra đời nhiều tủ sách phong phú, hấp dẫn, ý nghĩa để khơi gợi niềm vui đọc sách cho bạn trẻ, như Thư viện hạnh phúc ở Trường tiểu học Núi Thành (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng); câu lạc bộ "Sách và những người bạn" ở Trường tiểu học Phạm Hồng Thái (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng), thu hút hàng trăm giáo viên, học sinh phụ huynh và học sinh tham gia các hoạt động giới thiệu sách hay, truyền kỹ năng sống, cảm hứng đọc; nhà trường cũng xây dựng Tủ sách lớp học, các lớp đã quyên góp được 1.600 bản sách từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho việc đọc của học sinh. Tại thư viện quận Thanh Khê đã tổ chức nhiều hoạt động như Hội sách Sách - Người bạn đồng hành cùng tri thức nhằm thu hút người dân tìm đến thiết chế văn hóa cơ sở.

Bên cạnh việc đẩy mạnh hưởng ứng sự kiện ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Đà Nẵng cũng đề nghị các doanh nghiệp xuất bản, in và phát hành chủ động tham gia, tổ chức các hoạt động chào mừng sự kiện; phối hợp với các đơn vị tổ chức hội sách, triển lãm sách tại địa phương. Song song đó đề xuất các chương trình trải nghiệm, khuyến mãi về sách để tri ân khách hàng; khởi động tuần lễ phát hành sách và các kênh phát hành trực tuyến, kết hợp với sàn thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sách.

Về phía Sở Văn hóa và Thể Thao TP. Đà Nẵng, đơn vị đang tiếp tục đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị để phục vụ công tác số hóa tài liệu và thư viện điện tử, bố trí thêm phương tiện lưu động đa phương tiện để tăng tần suất luân chuyển sách về cơ sở, đưa văn hóa đọc về với vùng sâu vùng xa. Vận động mọi người duy trì thói quen đọc sách trong điều kiện phù hợp với mỗi cá nhân, tăng cường vai trò phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc duy trì thói quen đọc sách cho trẻ em.

Trong đề án Phát triển hệ thống thư viện công cộng TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 hướng đến mục đích khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc nâng cao đời sống văn hóa của người dân, chú trọng nâng cao chất lượng bản sách, chỉnh trang tu bổ cơ sở vật chất của hệ thống thư viện công cộng theo hướng hiện đại. Theo đó, nhiều địa điểm đọc đã được hình thành để đáp ứng nhu cầu đọc của mỗi người dân.

Thống kê từ Sở Văn hóa và Thể thao, hiện nay, bên cạnh Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng, hiện có 6 thư viện trực thuộc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao các quận, huyện gồm: Cẩm Lệ, Sơn Trà, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và Hòa Vang. Toàn hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn thành phố hiện có hơn 354.800 bản sách giấy, hơn 6.900 bản tài liệu băng đĩa, hơn 7.460 bản sách điện tử, khoảng 500.000 tài liệu số; trung bình mỗi năm, hệ thống thư viện công cộng của thành phố được cấp ngân sách bổ sung 17.650 bản sách giấy, hơn 1.180 bản sách điện tử, 235 đầu báo/tạp chí.. Ngoài ra, toàn thành phố có 16/56 xã, phường có thư viện, phòng đọc sách.

Bà Lê Thị Bích Phượng - Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, phục vụ bạn đọc là công tác ưu tiên hàng đầu nhằm thu hút thêm sự quan tâm của người dân đến với thư viện cũng như hình thành văn hóa đọc. Thư viện luôn duy trì không gian đọc tại chỗ thoáng đãng, sạch sẽ; luôn đổi mới, nâng cao chất lượng của các đầu sách có tại thư viện. Thư viện luôn bổ sung, cập nhật các đầu sách tại thư viện để phù hợp với dòng chảy của xã hội, điều này đã hình thành quy trình qua từng năm.

Đà Nẵng: Tăng cường văn hóa đọc của người Việt
Bà Lê Thị Bích Phượng, Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng (bìa trái) cho biết, Thư viện đã, đang và sẽ nỗ lực thay đổi, bổ sung, làm mới các hoạt động đọc nhằm từng bước hình thành thói quen đọc sách trong cộng đồng

Trong thời đại công nghệ 4.0, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng cũng là đơn vị dẫn đầu trong công tác chuyển đổi số văn hóa đọc, nâng cao hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ bạn đọc bất kể thời điểm nào. Theo đó, tiếp tục duy trì cho phép người dân truy cập miễn phí vào website đọc sách trực tuyến,

“Tôi mong muốn rằng văn hóa đọc sẽ được lan tỏa, mang tri thức từ những cuốn sách đến mọi người, và tôi mong các bạn trẻ cũng như người dân hiểu được rằng sách nói riêng và tri thức nói chung cần được thường xuyên trau dồi, tiếp thu từ khi còn tấm bé đến lớn tuổi”, bà Phượng chia sẻ.

Ngoài điểm sáng Thư viện Khoa học tổng hợp Đà Nẵng đang phục vụ khoảng 500 độc giả mỗi ngày, đầu năm nay, Thư viện quận Liên Chiểu cũng được đưa vào sử dụng với không gian thoáng đã, khang trang, đẹp đẽ. Trong đó, tầng 1 có phòng truyền thống, phòng hội thảo, thư viện điện tử và không gian đọc sách ngoài trời. Tầng 2 được bố trí làm phòng đọc, kho sách, không gian thư viên cộng đồng kết hợp đồ uống - cà phê sách...

Bà Nguyễn Thị Hồng Nghĩa - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng)- cho biết, công trình Nhà truyền thống và thư viện quận Liên Chiểu vừa đi vào vận hành được xây dựng với các hạng mục: phòng truyền thống, phòng hội thảo, thư viện điện tử, không gian đọc sách ngoài trời, phòng đọc, kho sách, khu cà-phê sách... với hơn 5.000 đầu sách phục vụ độc giả ở mọi lứa tuổi.

“Trong thời gian đến, để thu hút bạn đọc, chúng tôi sẽ tăng cường thông tin qua mạng xã hội Facebook 'Thư viện quận Liên Chiểu' và hệ thống loa truyền thanh của quận. Ngoài ra, đơn vị cũng tiếp tục cập nhật thêm nhiều đầu sách mới, phù hợp với từng đối tượng bạn đọc”, bà Nghĩa chia sẻ.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Balade en France: Mang chợ Pháp đến Hà Nội

Lễ hội Ẩm thực Pháp Balade en France sẽ diễn ra từ ngày 5-7/4/2024 với quy mô gần 80 gian hàng mang lại trải nghiệm không gian chợ Pháp tại Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Lâm Đồng: Nhóm tác giả trẻ ra mắt dự án sách “Xứ sở lạ lùng”

Dự án sách "Xứ sở lạ lùng" vừa được ra mắt tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) bởi nhóm tác giả trẻ, những người có chung một tình yêu đối với Đà Lạt.
Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Triển khai các nhiệm vụ tổ chức diễu binh, diễu hành

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên.
Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu, khám phá di sản văn hóa đầy màu sắc

Lễ hội đền Bà Triệu được tổ chức hàng năm vào các ngày 19-22/2 âm lịch, tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá.
Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Hải Dương: Độc lạ với vẻ đẹp hiếm có của cây hoa gạo trổ hoa vàng rực

Không mang màu đỏ quen thuộc, cây hoa gạo vàng tại đền Long Động (xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) lại cho những bông hoa màu vàng rực rỡ.

Tin cùng chuyên mục

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Hát Kiều (Quảng Bình) được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Mới đây, Sở Văn hóa-Thể thao Quảng Bình vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều.
Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

Hà Nội: Xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh ở huyện Phú Xuyên

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 1526/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP. Hà Nội
Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Non xanh, nước biếc cùng với ngôi chùa cổ kính, mái ngói rêu phong nay được tô điểm thêm bởi sắc đỏ của hoa gạo khiến khung cảnh chùa Thầy như một bức tranh vẽ.
Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Phát hành bộ tem Kỷ niệm 1100 năm sinh Đinh Tiên Hoàng đế (924-979)

Bộ tem được phát hành nhằm tri ân công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng đế, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát hành bộ tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Hội vật Cầu nước làng Vân - lễ hội "độc nhất vô nhị" ở Bắc Giang

Lễ hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang), cứ 4 năm được tổ chức 1 lần vào các ngày 12, 13 và 14 tháng 4 Âm lịch.
Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Tuần lễ Phim Quốc tế về thiên nhiên đã quay trở lại

Với chủ đề “Thiên nhiên thì thầm, nảy mầm hành động”, Tuần lễ Phim Quốc tế thiên nhiên do Keep Vietnam Clean tổ chức đã chính thức quay trở lại từ ngày 21-29/3.
Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Nhân Dân

Báo Nhân Dân vừa ra mắt Chuyên trang đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm tái hiện toàn cảnh chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Hội nhạc sĩ Việt Nam phát động Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên

Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên vừa phát động hướng tới chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, qua đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước.
Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu: Nối dài truyền thống văn hóa làng cổ

Lễ hội làng Hậu được tổ chức từ ngày 9-11/2 Âm lịch hàng năm, hội làng là nơi tìm về những giá trị truyền thống văn hóa của quê hương, cầu một năm bình an...
Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền A Sào thờ Đức Thánh Trần

Ngày 19/3, tại khu di tích lịch sử Đình, Đền, Bến Tượng A Sào (xã An Thái), UBND huyện Quỳnh Phụ tổ chức khai mạc lễ hội đền A Sào năm 2024 với nhiều hoạt động.
Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Nét độc đáo ở lễ hội làng cổ Bát Tràng

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.
Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Tục rước “Ông Lang” - phong tục đẹp ở làng Tân Phượng, Bắc Giang

Vào ngày 11 và 12/2 âm lịch hàng năm, thôn Tân Phượng (hay Phụng Pháp), xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang, tổ chức việc làng để tế lễ và rước 'Ông Lang' (lợn đen).
Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Thái Bình: Khánh thành di tích chùa Vĩnh Gia sau khi tu bổ, tôn tạo

Ngày 17/3, thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình tổ chức cắt băng khánh thành, trùng tu di tích điện chùa Vĩnh Gia được xây dựng từ cuối thế kỷ XV.
Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên: Cần khai thác hiệu quả và xứng tầm giá trị các lợi thế, tiềm năng du lịch

Điện Biên không chỉ nổi tiếng với chiến thắng lịch sử mà còn là một địa danh du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo.
Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Thánh đường duy nhất ở Hà Nội tấp nập trong tháng lễ Ramadan

Trong dịp tháng lễ Ramadan, Thánh đường duy nhất tại Hà Nội là AI Noor Mosque (số 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm) mỗi ngày có tới 300 người tới cầu nguyện và dự tiệc.
Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Thanh tra, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao

Năm 2023, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, du lịch, thể thao, nhất là các lĩnh vực nhạy cảm.
Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Về Sơn Đồng đi hội Giằng bông

Hội Giằng bông được tổ chức ngày 6/2 âm lịch hàng năm (5 năm tổ chức linh đình 1 lần) tại làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội.
Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đặc sắc lễ hội đền Đồng Nhân

Đền Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thờ Hai Bà Trưng là những nữ anh hùng kiệt suất đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.
Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán: Nơi lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá

Bích Câu Đạo Quán – cụm di tích nổi tiếng về mối lương duyên tiên giới đang là địa chỉ tiếp nối lưu giữ mạch nguồn di sản văn hoá truyền thống của Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động