Đà Nẵng: Chợ đầu mối Hoà Cường thưa khách, đề xuất cho bán lẻ trở lại Từ ngày 16/10, Đà Nẵng cho phép kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ |
Dừng sử dụng thẻ đi mua hàng, chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid – 19
Từ 0h ngày 16/10, tất cả các chợ, siêu thị , trung tâm thương mại trên địa bàn TP. Đà Nẵng được phép hoạt động với công suất 100% (thay vì chợ chỉ hoạt động 50%) (trừ chợ Đầu mối Hòa Cường).
Từ ngày 16/10, các chợ tại TP. Đà Nẵng được hoạt động lại với 100% công suất (trừ chợ Đầu mối Hòa Cường) |
Đối với người dân đến mua hàng, TP. Đà Nẵng tạm dừng việc kiểm soát ra vào chợ bằng thẻ đi mua hàng (thẻ đi chợ/siêu thị tần suất 3 ngày/lần). Thay vì kiểm soát mỗi hộ gia đình chỉ đi chợ 3 ngày/lần, mỗi hộ chỉ được 1 người đi chợ, siêu thị, phải đi đúng ngày, thì từ 16/10, TP. Đà Nẵng không giới hạn số lượng, thời gian, số lần người dân đến mua hàng tại các chợ, siêu thị, trung tâm tiện lợi.
Người dân khi đến mua hàng tại các địa điểm này chỉ việc xuất trình mã QR Code khai báo y tế hợp lệ (khai báo trên ứng dụng khai báo y tế của Bộ Y tế http://tokhaiyte.vn/; hoặc khai báo y tế trên cổng thông tin điện tử thành phố https://khaibaoyte.danang.gov.vn/; hoặc trên mục khai báo y tế của tổng đài 1022 Đà Nẵng; hoặc trên ứng dụng Danang Smart City) để lực lượng bảo vệ hoặc siêu thị quét và quản lý thông tin ra vào.
Không cho vào chợ, siêu thị nếu người dân có mã QR Code khai báo y tế. Trước khi vào chợ, siêu thị, người dân sẽ được đo thân nhiệt, yêu cầu rửa tay sát khuẩn, mang khẩu trang trong suốt quá trình mua bán tại chợ, siêu thị.
Để việc mở cửa hoạt động an toàn, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng yêu cầu các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phải đảm bảo người lao động, người làm việc và khách mua hàng phải thực hiện nghiệm 5K; đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa Covid – 19 sau 14 ngày hoặc đã khỏi Covid – 19 trong vòng 6 tháng; thực hiện khai báo y tế và thường xuyên sử dụng mã QR Code khai báo y tế khi đến bán hoặc mua hàng..
Quét QR Code khai báo y tế trước khi cho người dân vào chợ mua hàng |
Các chợ, siêu thị, trung tâm thương phải phải xây dựng kế hoạch, phương án thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng chống Covid – 19. Đồng thời, phải có thiết bị kiểm soát mã QR Code để quản lý thông tin với tất cả người đến mua bán; bố trí giãn cách nơi bán hàng, quầy hàng (riêng khu vực ăn uống chỉ cho phép bán tại chỗ không quá 50% chỗ ngồi mỗi quầy, sạp); thường xuyên tuyên truyền việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh qua loa phát thanh, pano,….
Ngoài ra, các siêu thị, trung tâm thương mại tự tổ chức xét nghiệm Covid – 19 ngẫu nhiên cho người lao động khi có một trong các biểu hiện nghi ngờ mắc Covid – 19.
Người dân đi chợ bỡ ngỡ
Ghi nhận trong sáng 16/10, các chợ, siêu thị đã đồng loạt chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid – 19.
Tại các siêu thị như Coopmart, Big C (Go), Vinmart, MM Mega Market, Lotte Mart đều có bố trí nhân viên quét mã QR Code, có pano hướng dẫn người dân thực hiện khai báo y tế trước khi vào siêu thị.
Máy quét QR Code tự động tại siêu thị Coopmart Đà Nẵng để hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp |
Tại siêu thị Coopmart, để hạn chế tiếp xúc trực tiếp, đơn vị bố trí máy quét QR Code tự động, máy rửa tay và đo thân nhiệt tự động, người dân chỉ cần đặt máy vào khu vực quét QR Code, máy sẽ quét tự động và trả kết quả, sau đó sẽ quay sang rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt. Tất cả các bước thực hiện chỉ trong vòng chưa đầy 10 giây.
Tại siêu thị Vinmart Đà Nẵng, để thuận lợi cho người dân khai báo y tế khi không sử dụng hoặc quên mang smartphone, siêu thị đã bố trí máy tính bảng ở vị trí cửa vào siêu thị, người dân sẽ thực hiện khai báo y tế trực tuyến ngay tại chỗ, sau đó được cấp mã QR Code để nhân viên bảo vệ quét thông tin rồi vào mua sắm.
Tất cả các siêu thị đều có sẵn wifi để người dân có thể truy cập mạng và thực hiện khai báo y tế.
Nếu như việc kiểm soát ra/vào siêu thị bằng QR Code được thực hiệc khá thuận lợi do phần lớn người đi các điểm mua sắm này sử dụng smartphone và đã quen với việc khai báo y tế online; thì ngược lại, tại các chợ, trong ngày đầu thực hiện quét QR Code khai báo y tế, nhiều người dân khá bỡ ngỡ.
Nhiều người dân đi chợ không (có) sử dụng smartphone, nhiều người lớn tuổi… vì vậy không có mã QR Code vào chợ.
Bên cạnh đó, trong sáng nay, nhiều người dân vẫn chưa biết đến quy định mới không cần phải sử dụng thẻ đi mua hàng nên vẫn sử dụng thẻ này để đến chợ.
Từ ngày 16/10, TP. Đà Nẵng dừng kiểm soát ra vào chợ bằng thẻ đi mua hàng 3 ngày/lần/hộ (Ảnh: Lực lượng bảo vệ chợ Cồn thông tin cho người dân về việc không sử dụng thẻ đi chợ, thay vào đó là phải có mã QR Code khai báo y tế) |
“Sáng nay đi chợ mình vẫn mang theo thẻ đi chợ (thẻ đi mua hàng) nhưng ban quản lý cho biết đã chuyển sang quét mã QR Code khai báo y tế, mà mình không mang điện thoại. May cũng nhờ 1 chị khai báo y tế online giúp (ở mục khai hộ) và có mã để vào”, chị Phùng Thị Thu Ánh (SN 1996, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng) nói và chia sẻ thêm: “Mình thấy quét thẻ thế này rất tiện. Vừa kiểm soát được việc ra vào chợ mà người dân cũng thoải mái đi mua bán không bị gò bó về tần suất đến chợ, siêu thị”.
“Ban quản lý chợ đã cho phát thông báo thường xuyên trên loa, đồng thời, bảo vệ trực kiểm soát tại các cổng chợ đều thông tin, giải thích cho người dân biết để thực hiện việc khai báo y tế trực tuyến trước khi đến chợ”, ông Phan Thành Thoại – Phó trưởng Ban Quản lý chợ Cồn nói và cho biết thêm, trong sáng 16/10, chợ vẫn linh hoạt giải quyết cho các hộ dân có thẻ đi chợ đúng ngày được vào chợ, nhưng cũng lưu ý, thông tin để người dân biết bắt đầu từ 16/10 chỉ sử dụng mã QR Code khai báo y tế và bắt buộc phải quét mã mới được vào chợ.
Ngoài ra, do không hạn chế số lượng, số lần, thời gian người dân ra vào chợ, vì vậy, để đảm bảo giãn cách, lực lượng bảo vệ tại chợ thường xuyên giám sát và nhắc nhở việc tuân thủ giãn cách, nhắc nhở người dân, tiểu thương tuân thủ nghiêm 5K. Chợ cũng mới mở 4/16 cổng chợ để kiểm soát chặt chẽ người ra vào chợ.