Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?

Thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân đến năm 2030 đạt 9,5 – 10%. Với tốc độ tăng trưởng chưa ổn định hiện tại, mục tiêu này có khả thi?
Tăng trưởng GRDP của Ninh Thuận dẫn đầu các tỉnh miền Trung Đà Nẵng: 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế chỉ tăng trưởng 3,74% Đà Nẵng: Vì sao GRDP tăng, đứng thứ 3 cả nước nhưng người lao động lại khó khăn hơn?

Coi phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt, chuyển đổi số là yếu tố đột phá

Theo kế hoạch 155/KH-UBND do UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành triển khai Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm.

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?
Để đạt mục tiêu tăng trưởng cao, Đà Nẵng coi phát triển công nghiệp chế biến chế tạo là then chốt...

Cụ thể, xây dựng Đà Nẵng đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin và công nghiệp hỗ trợ của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Trong đó, GRDP tăng trưởng bình quân đạt 9,5 – 10%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.000 – 8.500 USD; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế khoảng 50 – 55%; tốc độ tăng trong giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp thời kỳ 2021 – 2030 đạt 12%, trong đó, thời kỳ 2021 – 2025 đạt trên 9,5%/năm, giai đoạn 2026 – 2030 đạt 14,5%/năm.

Tỷ trọng công nghiệp duy trì ở mức 21% giai đoạn 2021 – 2030. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao. Trong đó, giá trị tăng thêm của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 40% trong VA ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Hàm lượng kinh tế số chiếm 35 – 40% GRDP. Hoàn thành cơ bản chuyển đổi số, hình thành thành phố thông minh, thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAPI), chỉ số cải cách hành chính, chuyển đổi số, an toàn thông tin và thương mại điện tử.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng này, Đà Nẵng sẽ chuyển dịch nhanh công nghiệp từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất, phát triển ngành dịch vụ có hàm lượng trí thức và công nghệ cao, chú trọng dịch vụ hóa các ngành công nghiệp. Coi phát triển công nghiệp chế biến chế tạo là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp hỗ trợ, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng.

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?
... và chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá

Mục tiêu tăng trưởng cao có khả thi?

Theo mục tiêu tăng trưởng, TP. Đà Nẵng phải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đến năm 2030 đạt 9,5 – 10%/năm.

Nhìn lại kinh tế thành phố Đà Nẵng trong năm 2021 – 2022 và những tháng đầu năm 2023 cho thấy mục tiêu này khá khó khăn.

Do ảnh hưởng của dịch Covid – 19, tăng trưởng kinh tế TP. Đà Nẵng năm 2021 chỉ đạt 0,18%. Năm 2022, khôi phục sau dịch, Đà Nẵng đạt được kết quả tăng trưởng ấn tượng, GRDP tăng 14,05%, đứng thứ 3 cả nước. Tuy nhiên, bước sang năm 2023, ảnh hưởng của hậu dịch bệnh, kinh tế thành phố chững lại thấy rõ, thể hiện qua GRDP 6 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 3,74%, cách khá xa mục tiêu tăng trưởng 6,5 – 7% năm 2023.

Kinh tế TP. Đà Nẵng tháng 7/2023 có khởi sắc so với tháng 6/2023 tuy nhiên mức độ khởi sắc không đáng kể. Điều này càng cho thấy mục tiêu đạt tăng trưởng 6,5 – 7% năm của năm 2023 là rất khó đạt được, chưa nói đến đạt 9,5 – 10% như mục tiêu trung bình đến năm 2030.

Nói riêng về lĩnh vực công nghiệp, Đà Nẵng đặt mục tiêu tỷ trọng công nghiệp – xây dựng đến năm 2025 sẽ chiếm 24 – 26% trong cơ cấu kinh tế, con số này đến năm 2023 là 29 – 30%. Nhưng trên thực tế, trong những năm gần đây, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế Đà Nẵng đang giảm rõ rệt. Năm 2018, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 23,1% trong cơ cấu kinh tế, đến năm 2022, con số này đã giảm xuống còn 20,4% (trong khi năm 2022 kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tới 14,05%), và 6 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chỉ còn chiếm 18,73%.

Trong đó, mục tiêu Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2030, tỷ trọng công nghiệp chiếm 19 – 21% nhưng thực tế năm 2021, tỷ trọng công nghiệp mới chiếm 14,95% trong tổng cơ cấu kinh tế thành phố và có chuyển biến không đáng kể trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Theo kế hoạch 155, tốc độ tăng trong giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025 đạt trung bình trên 9,5%/năm. Hiện tại, đã hết nửa giai đoạn 2021 – 2025, VA tăng rất khiêm tốn. VA công nghiệp Đà Nẵng năm 2021 giảm 1,7% so với năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tương ứng giảm 2,3%; VA năm 2022 tăng 8,9% so với năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,69%. Và đến 6 tháng đầu năm 2022, VA công nghiệp Đà Nẵng chỉ tăng 1,47% và chỉ số sản xuất công nghiệp lại giảm 1,9% so với cùng kỳ 2022.

Tất cả các chỉ số phát triển kinh tế trong năm 2021 – 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đều thấp hơn so với mục tiêu (ngoại trừ GRDP năm 2022 tăng 14,05%).

Như vậy, để đạt tăng trưởng như kế hoạch 155 đặt ra, áp lực tăng trưởng những tháng còn lại của năm 2023 và các năm 2024 – 2030 là rất lớn.

Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP đến năm 2030 tăng trưởng bình quân 9,5 – 10%/năm, liệu có khả thi?
Đặt ra mục tiêu đầy "tham vọng", nhưng để đạt đến mục tiêu này sẽ là rất khó khăn, nếu không nói là khó khả thi khi kinh tế Đà Nẵng hiện nay tăng trưởng chưa ổn định và còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu 9,5 - 10%/năm

Điều này còn khó khăn hơn bởi theo đánh giá của các chuyên gia, các hiệp hội ngành hàng và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì tình hình sản xuất của Đà Nẵng sẽ còn rất nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2023 và kéo sang năm 2024 khi tình hình kinh tế thế giới biến động, lạm phát ở nhiều quốc gia tăng, sức mua giảm.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn đối mặt với những khó khăn nội tại như quỹ đất cho sản xuất công nghiệp không còn nhiều, rời rạc; các khu cụm công nghiệp mới triển khai còn chậm do vướng mắc pháp lý….

Từ những thực tế này, hoàn toàn có căn cứ để nhận định những mục tiêu tăng trưởng của kinh tế Đà Nẵng đến năm 2030 là rất khó khăn, nếu không nói là khó khả thi.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Anh Nguyễn Trí Thức là lãnh đạo gương mẫu, luôn đi đầu trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng công việc, là tấm gương sáng tại Công ty Thủy điện Quảng Trị.
Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.

Tin cùng chuyên mục

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Nhằm hỗ trợ người nghèo tham gia 'lưới' an sinh, hơn 1.200 sổ bảo hiểm xã hội, 9.260 thẻ bảo hiểm y tế tổng giá trị gần 16 tỷ đồng được trao tặng sau bão Yagi.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Sửa đổi Luật Hóa chất: Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) đang trình Quốc hội cho ý kiến được đánh giá sẽ góp phần nâng cao công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Thất bại nhưng không nản, người phụ nữ U60 bán nhà để hiện thực khát vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới đã bắt đầu gặt hái được những thành công.
Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Lai Châu) đã huy động cán bộ chiến sĩ giúp đỡ hộ dân sinh sống tại huyện Nậm Nhùn khắc phục, sửa chữa nhà ở bị xuống cấp…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Với phương châm “mưa dầm thấm đất” của kỹ sư Lê Trọng Phước Sơn, hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, các vụ tai nạn về điện được giảm thiểu.
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO.
Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động