Longform
03/08/2024 21:08
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu

03/08/2024 21:08

Dù đã gặt hái được nhiều kết quả sau thời gian dài trầm lắng, song ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đối diện nhiều thách thức về xuất khẩu.
Tìm giải pháp mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạoFDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn được đánh giá là một trong những ngành kinh tế chủ chốt, đóng vai trò là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, thúc đẩy thương mại, xuất khẩu. Trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ lực như: Dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, công nghiệp hỗ trợ… đã cho thấy sự khởi sắc sau chuỗi thời gian dài trầm lắng.

Cụ thể, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 7,54% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khẳng định vai trò dẫn dắt với tốc độ tăng 8,67%, đóng góp 2,14 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2023, trị giá xuất khẩu của một số mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý II đạt cao hơn so với quý I/2024. Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu ước đạt 160,3 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2023 và tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu (84,3%) trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu.

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Với vai trò là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực hỗ trợ triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đa dạng hóa nguồn cung, đối tác, phát triển thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo; tăng cường xúc tiến thương mại, tiếp tục giữ vững, củng cố vị thế tại các thị trường đã có các Hiệp định thương mại tự do.

Mặc dù gặt hái được nhiều thành công, song chia sẻ tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 7/2024 do Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương tổ chức mới đây, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, lĩnh vực này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên có trình độ công nghệ, quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế… Do đó, khó có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của đối tác về tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng…

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng đang kìm hãm sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia được sâu vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn thiếu thông tin thị trường và cơ hội tiếp cận khách hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường, mặt hàng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn (EU, Mỹ) tiếp tục phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh…

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu
Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Chia sẻ thêm về những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, bà Trương Thị Chí Bình - Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, ngoài cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước những thách thức từ yêu cầu mới của thị trường, đặc biệt là yêu cầu về tái chế. Nhựa, thép tái chế ở Việt Nam cực kỳ kém cạnh tranh so với Trung Quốc vì không thu hồi được nhựa từ dân sinh và công nghiệp để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp tái chế nhựa.

Mặc dù đối diện nhiều khó khăn, song theo bà Bình, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ có khả năng sản xuất đa dạng các mặt hàng để xuất khẩu như linh kiện xe máy, xe đạp; các sản phẩm liên quan đến tủ điện, hệ thống tự động hóa; nhựa; cao su; các sản phẩm đồ chơi bằng nhựa, cao su; quạt gió, tua bin gió…

“Theo đó, hiện các doanh nghiệp rất cần các thương vụ hỗ trợ thông tin, kinh nghiệm tại những thị trường phát triển, nước đang phát triển hoặc tương đồng trình độ Việt Nam, kết nối để mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho ngành hàng xuất khẩu” - Tổng thư ký VASI kiến nghị.

Với ngành dệt may, nửa đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu toàn ngành ước đạt 20 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, sản phẩm dệt may xuất khẩu sang 113 nước với thị trường chính là Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đề cập về tình hình xuất khẩu của ngành trong thời gian tới, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, ngành đang thực hiện mục tiêu đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tận dụng các FTA để thúc đẩy xuất khẩu. Để gia tăng xuất khẩu dệt may thời gian tới, ông Cẩm đề nghị các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ nhiều hơn về thông tin thị trường, chính sách của nước sở tại... nhằm định hướng cho doanh nghiệp.

VITAS kiến nghị, Bộ Công Thương thúc đẩy việc đàm phán song phương hoặc ASEAN và Canada để hạn chế công đoạn sản xuất. Ngoài ra, VITAS kiến nghị Bộ Công Thương cũng như các địa phương thúc đẩy thực hiện Quyết định 1643 phê duyệt chiến lược phát triển dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 để hình thành tổ hợp, khu công nghiệp dệt may lớn để có thể sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng cho xuất khẩu của ngành.

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Cũng đưa ra một số kiến nghị thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội da – giày – túi xách Việt Nam đề xuất, các doanh nghiệp hiện nay rất cần các thương vụ cung cấp, cập nhật thông tin cảnh báo các nguy cơ bị kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng da giày, túi xách tại thị trường sở tại; cập nhật hướng dẫn thực thi đạo luật chống phá rừng và đạo luật thẩm định chuỗi cung ứng vừa mới ban hành của EU để doanh nghiệp có kế hoạch chuẩn bị đáp ứng.

Trước bối cảnh còn nhiều thách thức đang đặt ra, nhiều ý kiến cho rằng, sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó có công nghiệp hỗ trợ tiếp tục phát triển. Và một trong những giải pháp quan trọng là cần tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng đơn hàng xuất khẩu, khơi thông lượng hàng hóa tồn kho cho doanh nghiệp.

Để ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vượt qua thách thức, lấy lại đà tăng trưởng mạnh, đề cập về giải pháp, ông Phạm Tuấn Anh cho hay: "Các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất - tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu.

Đối với các hiệp hội, ngành hàng cần tăng cường hoạt động kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của nhau. Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cần tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm tìm kiếm các đơn hàng và khách hàng mới".

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Nhận định 6 tháng cuối năm 2024, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn còn đối diện với nhiều khó khăn, nhấn mạnh về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực này tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 7/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đề nghị các hiệp hội cần tăng cường phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài kịp thời nắm bắt, cập nhật các thông tin về giá cả thị trường và các quy định, chính sách mới của các nước sở tại.

Đồng thời, chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến liên quan đến các rào cản kỹ thuật, các yêu cầu của thị trường để định hướng cho doanh nghiệp đầu tư trong sản xuất và xuất khẩu; Tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương triển khai các sự kiện xúc tiến xuất khẩu theo định hướng chiến lược về nhóm thị trường trọng điểm của mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo; Tổ chức, tham gia các sự kiện thương mại quốc tế quy mô lớn, hội chợ triển lãm uy tín tại những thị trường trọng điểm, thị trường giàu tiềm năng.

Với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Thứ trưởng yêu cầu tăng cường theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến diễn biến thị trường, thông tin thị trường, chính sách thương mại, tiêu chuẩn điều kiện xuất khẩu và chính sách đối với từng mặt hàng chủ lực để kịp thời hỗ trợ địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp.

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Không chỉ nỗ lực của Bộ Công Thương, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo mở rộng cánh cửa hội nhập.

Chia sẻ về tiềm năng và cơ hội cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo tại Australia, ông Nguyễn Phú Hòa - Tham tán thương mại Việt Nam tại Australia cho biết: Nhu cầu thị trường Australia đối với sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo rất lớn. Thống kê năm 2023 Australia nhập khẩu trên 130 tỷ USD các sản phẩm điện tử, linh kiện, máy móc trang thiết bị, phương tiện vận tải. Đây là tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Để tận dụng cơ hội này, ông Hòa lưu ý: “Doanh nghiệp cũng cần tích cực đầu tư nguồn lực tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt bố trí tham gia các sự kiện hội chợ uy tín của Australia liên quan tới các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo như: Hội chợ đồ nội thất, hội chợ đồ điện tử, công nghệ…”.

Bên cạnh đó, với thị trường Hoa Kỳ, ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, thời gian tới, Thương vụ sẽ tiếp tục phối hợp kết nối, giới thiệu đối tác, tổ chức tham dự Hội chợ chuyên đề, như phối hợp Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) tham dự Hội chợ Fabtech 2024 vào từ 13 - 22/10 tại Orlando; Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí điện Hamee tham dự Hội chợ IMTS do Hiệp hội Công nghệ sản xuất Hoa Kỳ tổ chức tại Chicago vào tháng 9/2024 và làm việc tại một số bang…

Ông Hưng cũng đề nghị, các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học và công nghệ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

Đa dạng hóa thị trường, rộng cửa cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu

Đỗ Nga

Đồ họa: Hồng Thịnh

Đỗ Nga - Hồng Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Quản lý bán hàng đa cấp: Mạnh tay xoá sổ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

Quản lý bán hàng đa cấp: Mạnh tay xoá sổ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

Nhờ sự mạnh tay trong công tác quản lý, hoạt động kinh doanh đa cấp đã đi vào ổn định. Hiện cả nước chỉ còn 19 doanh nghiệp có phép được hoạt động.
Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Vĩnh Phúc: Kỳ vọng sản phẩm OCOP vươn xa

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025 được triển khai tại Vĩnh Phúc như một 'cú huých' để nông nghiệp chuyển đổi nhanh hơn, giá trị hơn.
Hà Nội tổ chức Đêm hội trăng rằm và Xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa 2024

Hà Nội tổ chức Đêm hội trăng rằm và Xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa 2024

Tối 15/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức Đêm hội trăng rằm và Xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, văn hóa 2024.