Cước vận tải tăng và câu chuyện doanh nghiệp Việt bị ép ngay trên sân nhà

Tự ý thu hàng loạt phí, phụ phí, cước vận tải tăng phi mã, các hãng tàu ngoại đang khiến doanh nghiệp Việt Nam bức xúc và khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa.
Doanh nghiệp cần làm gì khi giá cước vận chuyển hàng đi Mỹ, châu Âu leo thang? Dự báo các hãng vận tải biển sẽ gặp khó khăn hơn trong năm 2024 Áp lực tăng giá cước trên các tuyến thương mại toàn cầu quan trọng lên đến đỉnh điểm

Những tháng gần đây, giá cước vận tải biển tăng cao đang gây ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ năm 2021 đến nay, doanh nghiệp xuất khẩu liên tục gặp khó do giá cước, phí vận tải. Đáng chú ý, có thời điểm giá cước vận tải tăng đến 5 lần khiến các doanh nghiệp điêu đứng vì chi phí vận chuyển tăng theo.

Nếu như năm 2021, giá cước tàu biển đã có nhiều lần “lập đỉnh” do thiếu container rỗng, khó khăn của dịch Covid ảnh hưởng mạnh đến toàn cầu, thì tới năm 2022 ảnh hưởng của chiến tranh Nga và Ukraina đã khiến giá cước tàu tăng cao liên tục. Những khó khăn này tiếp tục kéo dài và tới đầu năm 2024, căng thẳng Biển Đỏ khiến cước vận tải biển cùng hàng loạt phụ phí tiếp tục tăng lên.

Theo các doanh nghiệp, giá cước vận chuyển từ Việt Nam sang các thị trường trên đang ở khoảng 4.000 - 4.500 USD/container và bị áp phụ phí khoảng 1.500 - 3.000 USD/container. Tính tổng chi phí trả cho 1 container hàng trong 1 tháng qua, cước phí vận chuyển đi Bờ Tây nước Mỹ đang tăng 70%, nhưng hàng đông lạnh đi châu Âu đang tăng gần 4 lần.

Cước vận tải tăng và câu chuyện doanh nghiệp Việt bị ép ngay trên sân nhà
Giá cước vận tải liên tục tăng cao

Đáng chú ý, khi những khó khăn do giá cước vận tải tăng cao vẫn chưa dứt thì mới đây các hãng tàu lại tự ý tăng các loại phí và phụ phí. Trong văn bản kiến nghị gửi đến Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Cục Hàng hải Việt Nam về việc tăng cường quản lý phụ phí của hãng tàu nước ngoài, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam cho biết, từ nhiều năm nay, các hãng tàu nước ngoài đã tự ý thu hàng chục loại phí và phụ phí khác nhau đối với hàng hóa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

Không chỉ vậy, các hãng tàu cũng liên tục tự tăng các loại phí và phụ phí này mà thiếu căn cứ, cơ sở, cũng như chưa tuân thủ theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Các mức tăng hầu hết ở mức cao hơn rất nhiều so với phí bốc dỡ container mà hãng tàu trả lại cho các cảng biển Việt Nam.

Theo cập nhật mới nhất, khi Thông tư 39/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh giá dịch vụ hoa tiêu, sử dụng cầu, bến, phao neo, bốc dỡ container, lai dắt vừa được ban hành ngày 25/12/2023, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/2/2024 thì ngay từ đầu tháng 2/2024 đồng loạt các hãng tàu nước ngoài đã công bố tăng 10 - 20% phí THC (Terminal Handling Charge - phụ phí xếp dỡ tại cảng) đối với mỗi loại dịch vụ container tại Việt Nam.

Đáng nói là việc tăng phí này chỉ áp dụng đối với Việt Nam, trong khi các quốc gia khác trong khu vực đều chưa có động thái tăng. Đặc biệt, nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì 10 - 20% tăng phí THC của hãng tàu cao hơn gấp 3 lần mức điều chỉnh giá bốc dỡ container cảng biển Việt Nam. Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam cũng cho biết thêm, hành vi điều chỉnh THC đợt này không phải lần đầu tiên. Điều này làm dấy lên nghi vấn, liệu các hãng tàu có đang bắt tay nhau để “ép” giá chủ hàng Việt Nam ngay trên chính sân nhà?

Thực tế, từ năm 2021 đến nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phản ánh là có quá nhiều yếu tố đẩy chi phí logistics tăng cao, tác động không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Rất nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp Việt đã bị hủy, chậm giao hàng, chậm thanh toán và không ký tiếp được đơn hàng mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt gần như không có sự lựa chọn bởi về vận tải biển quốc tế, đội tàu biển Việt Nam hiện chỉ đang đảm nhận vận chuyển khoảng 10% thị phần, chủ yếu vận tải các tuyến gần như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Mỹ, EU... phụ thuộc gần như hoàn toàn vào hãng tàu nước ngoài.

Theo các chuyên gia, để giảm thiểu tình trang bị doanh nghiệp “chèn ép” ngay trên sân nhà, Việt Nam cần có đội tàu container tham gia vận chuyển tuyến xa và dần dần chiếm lĩnh thị phần, góp phần thay đổi tập quán mua CIF, bán FOB (những điều kiện giao hàng phổ biến) như hiện nay. Việc hình thành đội tàu container mạnh không chỉ đơn thuần hạn chế sự chèn ép của các hãng tàu nước ngoài về giá cước cũng như phụ phí mà về lâu dài là công cụ để bảo đảm an ninh kinh tế của đất nước, thực hiện tốt các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký với EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.

Tin cùng chuyên mục

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.
Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm

Loạt dự án bỏ hoang ở Đà Nẵng: Đừng ôm 'đất vàng' rồi lãng phí

Quy hoạch đô thị ven biển được Đà Nẵng triển khai mạnh mẽ, thế nhưng vẫn còn nhiều dự án ôm "đất vàng" đang gây lãng phí, làm chậm đi nhịp phát triển thành phố.
Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Temu và câu chuyện phản ứng nhanh nhạy của thương mại điện tử Việt Nam

Được “chống lưng” mạnh mẽ về logicstics cộng với vũ khí giá rẻ, sàn thương mại điện tử Temu tưởng như có thể tạo nên một thế trận mới tại Việt Nam.
Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng

Thẩm mỹ chân mày phong thuỷ mọc lên như nấm sau mưa: Coi chừng 'tiền mất, tật mang'

Tại TP. Hồ Chí Minh, dịch vụ thẩm mỹ mang tên “Chân mày phong thuỷ” được mọc lên như nấm sau mưa, có biểu hiện vi phạm pháp luật, mê tín dị đoan.
Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

​​​Vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh trở thành vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm. Muốn giải quyết triệt để tình trạng này, cần sự vào cuộc của toàn xã hội.
Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử: Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều

Bán thuốc qua kênh thương mại điện tử phù hợp với xu thế, tuy nhiên, việc xây dựng luật không chặt chẽ sẽ dẫn đến 'lợi bất cập hại'.
Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Một nửa sự thật và chuyện Laura Coffee

Những thông tin không đúng sự thật về thương hiệu Laura Coffee, khiến tôi nhớ lại bê bối nước mắm năm 2016, nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Bi hài chuyện thị trường cau: Giá

Bi hài chuyện thị trường cau: Giá 'lên đỉnh' rồi bất ngờ 'quay xe'

Tưởng chừng các mặt hàng như móng trâu, lá điều tươi, giun đất, đỉa, ốc bươu vàng một dạo “hút hàng” từng là bài học đắt giá về thị trường, nhưng không.. .
Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Những suy ngẫm từ bức tâm thư "mong phụ huynh đừng bận tâm ngày 20/10"

Sự tôn trọng và tình cảm của phụ huynh, học trò đối với thầy cô đều có thể bày tỏ qua nhiều cách, không nhất thiết phải bằng món quà vật chất...
Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không

Xử lý hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ: Cần mạnh tay để không 'nhờn luật'

Cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa nhằm xử lý tình trạng hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, tránh tình trạng ‘nhờn luật’.
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho ngành công nghiệp cơ khí chuyển mình

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không chỉ tạo cú hích phát triển kinh tế - xã hội mà còn mở ra cơ hội để tiếp nhận, chuyển giao, làm chủ công nghệ...
Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né bị khách hàng tẩy chay cho thấy bảo vệ môi trường được dư luận hết sức quan tâm và là vấn đề 'sống còn' của du lịch.
Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Mua nhà ở xã hội theo hình thức ủy quyền: Cẩn thận ‘tiền mất tật mang’

Nhu cầu nhà ở xã hội hiện rất lớn nhưng nguồn cung ít, dẫn đến tình trạng nhiều người bất chấp rủi ro pháp lý, “lách luật” để mua theo hình thức ủy quyền.
Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Khi nào mới hết cảnh dân chung cư Hà Nội xếp hàng xuyên đêm xách nước?

Mất điện đã khổ nhưng vẫn còn chịu được nhưng mất nước sinh hoạt thì dường như nỗi khổ của dân chung cư bị đẩy đến tận cùng.
Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Kịp thời dừng việc các công ty xổ số đi nước ngoài: Phát huy tinh thần chống lãng phí

Một số lãnh đạo UBND tỉnh phía Nam yêu cầu các công ty xổ số kiến thiết dừng cử cán bộ đi nước ngoài học tập kinh nghiệm, nhận được sự đồng tình của dư luận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động