Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai:

Cuộc sống của đồng bào là mối quan tâm lớn nhất

Là “lõi nghèo” của cả nước nên vùng DTTS và miền núi hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm, giải quyết. Tuy nhiên, theo bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24: “Cuộc sống của đồng bào tiếp tục là mối quan tâm lớn nhất”.

Phát biểu tại Hội thảo “Công tác thể chế và kết quả phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh vùng đồng bào DTTS” vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Chiến - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc – tiếp tục nhấn mạnh đến quan điểm của Đảng đối với vấn đề dân tộc. Đó là: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược, lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta”. Trong đó, Nghị quyết số 24–NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc là văn bản mang ý nghĩa chiến lược quan trọng. Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 24, vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

cuoc song cua dong bao la moi quan tam lon nhat
Các đại biểu đã thẳng thắn đóng góp ý kiến với mục tiêu xây dựng chính sách thiết thực, hiệu quả

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu đến từ 15 tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là đại diện lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Dân tộc thẳng thắn chỉ ra những bất cập, tồn tại trong xây dựng, triển khai chính sách, bao gồm: Chính sách còn dàn trải, nguồn lực không đáp ứng được nhu cầu, việc bố trí cán bộ là người DTTS còn hạn chế, nhiều chính sách chưa phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, thiếu những chính sách mang tính đặc thù để tạo đột phá…

Đến từ tỉnh Điện Biên xa xôi, với dân số có trên 80% là đồng bào DTTS, ông Lò Văn Tiến – Phó Chủ tịch tỉnh Điện Biên, cho rằng: Ở cấp Trung ương chỉ xây dựng chính sách khung, còn cụ thể thì để địa phương tính toán vì đặc thù một khác. Cụ thể như với các tỉnh miền núi, đồng bào sống gần rừng, vậy nên rất cần chính sách đầu tư phát triển lâm nghiệp để bà con sống được bằng nghề rừng. “Mức chi trả khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện là hơn 400.000 đồng/héc-ta/năm, cộng với các khoản chi trả khác là hơn 1 triệu đồng/héc-ta rừng/năm – con số này không đủ sức thuyết phục để người dân có ý thức gìn giữ và gắn bó với rừng” – ông Tiến khẳng định.

Bàn về di cư tự do – một trong những vấn đề tồn tại dai dẳng ở vùng DTTS và miền núi, Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Từ sau giải phóng, việc tăng dân số cơ học của Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng là cực lớn. Đắk Lắk hiện có 1,9 triệu dân, nhưng có đủ dân của 63 tỉnh, thành trên cả nước. Di cư tự do đã dẫn tới việc thiếu đất sản xuất, tác động tiêu cực tới quản lý đất đai, tiềm ẩn bất ổn về an ninh chính trị… Để ổn định dân cư, Đắk Lắk cần một nguồn lực rất lớn (khoảng 700.000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, do thiếu nguồn lực để khảo sát, đo đạc, cấp quyền sử dụng đất… nên hiện có tới 50% diện tích đất của Đắk Lắk chưa được đo đạc bản đồ địa chính. Thậm chí, một số lượng không nhỏ đồng bào DTTS hiện đang sống trên đất rừng nên không thể đăng ký hộ khẩu ổn định, dẫn tới việc nhiều địa phương không có cơ sở pháp lý để áp dụng các chính sách, ưu đãi của nhà nước dành cho đồng bào.

Trả lời câu hỏi, vì sao chúng ta có hàng trăm chính sách, cả gián tiếp, cả trực tiếp dành cho đồng bào DTTS, nhưng đến nay, đây vẫn là vùng “lõi nghèo” của cả nước? - ông Hầu A Lềnh – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu ví dụ: Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng cộng các chế độ, chính sách được hưởng, một người DTTS được khoảng hơn 20 triệu đồng/năm. Vậy nhưng kết quả đạt được lại không đáng kể. Một phần nguyên nhân là vì có quá nhiều chính sách, mỗi người dân, mặc dù nhận tiền nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ là khoản rất nhỏ… nên có đồng nào tiêu hết đồng ấy.

Trước những góp ý, chia sẻ của các đại biểu tham dự hội nghị, bà Trương Thị Mai – Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24 khẳng định: Mục tiêu của chính sách trước hết là phải rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc, hướng tới phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi. Trong đó, cuộc sống của đồng bào tiếp tục là mối quan tâm lớn nhất. Để đồng bào không đứng ngoài cuộc, thay vì hỗ trợ, chính sách tới đây sẽ phải chú trọng tới việc đầu tư, tăng chính sách tín dụng, tạo điều kiện để bà con có cơ hội phát triển bình đẳng. Đặc biệt, với mỗi chính sách, thay vì chỉ quan tâm đến “đầu vào”, sẽ phải quan tâm hơn đến “đầu ra” – tức là hiệu quả của chính sách.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động