Cuộc đua giảm lượng khí thải cacbon trong ngành giày dép và may mặc tại Việt Nam
Năng lượng 07/03/2023 16:04 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp có thể giảm lượng khí thải cacbon nhờ chuyển lên đám mây AWS Bắt kịp xu thế mới của công nghiệp sản xuất giày dép Vì sao các nhà sản xuất giày dép nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững? |
Ngành giày dép và may mặc là một trong những ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất thế giới, nhưng cũng là ngành tạo ra doanh thu đáng kể - chiếm 16% GDP của Việt Nam năm 2021. Điều quan trọng hiện nay là các công ty sản xuất giày dép và may mặc tại Việt Nam cùng nhau sát cánh để chống lại quá trình biến đổi khí hậu đang gia tăng thông qua các kế hoạch hành động bền vững và nhất quán.
![]() |
Một dự án năng lượng mặt trời của BayWa r.e. |
Theo đó, BayWa r.e., nhà phát triển, cung cấp dịch vụ và phân phối năng lượng tái tạo toàn cầu đã công bố hợp tác với Icebug, thương hiệu giày dép ngoài trời đến từ Thuỵ Điển, đơn vị đi đầu trong phát triển bền vững, trong Chương trình khử cacbon trong sản xuất trang phục tại Việt Nam - Nhóm thu mua năng lượng mặt trời áp mái tại chỗ. Được khởi xướng bởi Clean Energy Investment Accelerator (CEIA), Apparel Impact Institute (Aii) và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH, chương trình thí điểm được triển khai lần đầu tiên vào năm 2021.
Thành công vang dội của chương trình thí điểm đã truyền cảm hứng và mang lại những kinh nghiệm quý báu, giúp cho BayWa r.e. và Icebug mở rộng quy mô dự án, bao gồm nhiều nhà máy và đối tác hơn nữa, mở ra cơ hội hợp tác giữa lĩnh vực năng lượng tái tạo và ngành may mặc.
Hợp tác này, cùng với sự tham gia của nhiều đối tác tiềm năng trong tương lai, sẽ hiện thực hóa tầm nhìn chung của cả hai công ty nhằm đẩy nhanh quá trình khử cacbon trong chuỗi cung ứng của thương hiệu và lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam.
Mục tiêu cuối cùng là đạt được 100% năng lượng tái tạo cho sản xuất và vận hành thông qua lưu trữ pin và vận hành nhiệt tại chỗ, cho phép các nhà máy và đối tác tiến thêm một bước trong quá trình sản xuất bền vững, phát thải ròng bằng không mà không ảnh hưởng tới quy mô sản xuất.
Với khoảng 1,2 tỷ tấn khí cacbonic thải ra mỗi năm chỉ riêng trong ngành sản xuất giày dép và may mặc, nhiều hơn cả ngành hàng không và vận tải biển cộng lại, lượng khí thải cacbon ở Việt Nam chiếm khoảng 5% tổng lượng khí thải cacbon toàn cầu, theo Diễn đàn Kinh tế thế giới. Điều này khiến cho Chương trình hợp tác giữa BayWa r.e. và Icebug càng trở lên có ý nghĩa hơn.
Ông David Ekelund - Giám đốc điều hành của Icebug cho biết: Với cam kết giảm 50% tác động tới khí hậu vào năm 2030, việc cắt giảm phát thải năng lượng là chìa khóa giúp chúng tôi thực hiện mục tiêu đó. Chúng tôi đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để có thể chuyển đổi sang sử dụng năng lượng mặt trời một cách hiệu quả, đồng thời cũng mang lại lợi ích cho chủ sở hữu nhà máy. Thay vì giữ thông tin quý giá này cho riêng mình, chúng tôi đã quyết định chia sẻ kinh nghiệm của mình và biến nó thành một chương trình hành động - để các thương hiệu khác có thể tham gia miễn phí.
Icebug hiện sản xuất tại ba nhà máy ở Việt Nam và chương trình ban đầu nhằm mục tiêu giảm hơn 5.000 tấn khí cacbonic mỗi năm từ các nhà máy này. Lượng cacbon sẽ giảm nhiều hơn nữa nếu có sự tham gia của nhiều đối tác và nhà máy hơn. Các đơn vị tham gia chương trình sẽ không chỉ giảm chi phí hoạt động mà còn có khả năng tự chủ về năng lượng.
“Hợp tác này đã mở ra những cơ hội mới cho các đơn vị liên quan trong các dự án giảm thải cacbon của mình. Nó cho phép họ giảm lượng khí thải cacbon một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không làm gián đoạn quá trình sản xuất”, ông Bryse Gaboury - Tổng Giám đốc khối Giải pháp năng lượng APAC, BayWa r.e., nói.
Chương trình sẽ được hỗ trợ bởi các thương hiệu như Icebug, cùng với chuyên môn của BayWa r.e., nhanh chóng triển khai năng lượng mặt trời áp mái cho các nhà máy cấp 1 tại Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài : Giảm công suất sử dụng điện trong Giờ Trái đất 2023

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023- Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện - thành thói quen”

Đóng điện Trạm biến áp 220kV Yên Thủy và đấu nối

Ngành điện miền Nam: Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Thông tin mới về dừng huy động 172,12 MW điện mặt trời Trung Nam
Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Nghệ An cam kết sớm bàn giao mặt bằng đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống

Bộ Công Thương: Yêu cầu có giá điện cho dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp trước ngày 31/3

EVNHANOI khuyến cáo an toàn điện trong gia đình

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nhiều hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023

Đà Nẵng: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất 2023

Tiết kiệm điện, hành động nhỏ để tạo ra thay đổi lớn

Giá xăng dầu hôm nay 21/3: Xăng giảm gần 800 đồng/lít, giá dầu giảm từ 800-1.253 đồng/lít

Thừa Thiên - Huế: Sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm ứng phó biến đổi khí hậu

Tháo gỡ khó khăn cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

EVNHANOI: Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2023

Chủ đầu tư năng lượng tái tạo chưa gửi hồ sơ để đàm phán giá điện với các dự án chuyển tiếp

Hơn 1.000 người tham gia Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Giá thành điện gió cao, EVN đề xuất cấp điện bằng cáp ngầm cho Côn Đảo

EVNHANOI: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định

Việt Nam còn cơ hội, không gian đẩy mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

VEPG cần sớm triển khai thỏa thuận JETP trong năm 2023

TP. Hồ Chí Minh đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư hơn 5.000 MWp điện mặt trời mái nhà

Phát động cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
